Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nguyên nhân và cách chữa cho bé

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi dù là tình trạng rất bình thường nhưng khiến không ít bố mẹ lo lắng. Vì vậy, để tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của shabox.vn nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi chất lỏng quá nhiều. Điều này có thể làm cho bé bị khó ngủ và dẫn đến các vấn đề nhiễm trùng xoang (viêm xoang).

Thông thường, cảm là nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ mới biết đi. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp tình trạng này cũng có thể do:

Cảm cúm có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc biếng ăn

Dị ứng phấn hoa, bụi nhà hoặc thực phẩm

Viêm xoang

Thời tiết thay đổi hay độ ẩm không khí giảm

Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa

Các bệnh do virus (như cảm lạnh). Bố mẹ nên lưu ý trẻ có thể mắc bệnh này ngay cả khi thời tiết nóng bức. Một số trường hợp trẻ nô đùa trong phòng có điều hòa mà ra mồ hôi cũng dễ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Dị vật trong mũi. Tình huống này nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, trẻ rất dễ bị ngạt, chảy máu mũi. thậm chí đe dọa tính mạng

Ngạt mũi sơ sinh do nước nhầy bào thai chưa được lấy sạch khỏi đường hô hấp của trẻ. Do đó, có hiện tượng trẻ sơ sinh vừa về nhà đã bị nghẹt mũi

tre-so-sinh-bi-ngat-mui-nguyen-nhan-va-cach-chua-cho-be
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nguyên nhân và cách chữa cho bé

Bên cạnh đó, mời các mẹ xem thêm cách dạy con trai bướng bỉnh giúp bé nhà bạn nghe lời, ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn.

2. Cách chứa ngạt mũi cho trẻ

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nhỏ mũi còn giúp làm mềm các vẩy cứng, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nhỏ mũi khiến mũi thông thoáng hơn, ít nhất là trong một thời gian ngắn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và vệ sinh khoảng 3 – 5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú và đi ngủ.

Cách nhỏ mũi cho trẻ: bế trẻ nằm ngửa, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi, chờ khoảng vài phút, lau sạch nước muối thừa chảy ra ngoài.

Chú ý, không nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tiếp vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ.

Dùng bóng hút mũi

Nếu trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày, nhiều dịch nhầy thì phụ huynh nên mua dụng cụ hút mũi cho trẻ. Đầu tiên, cho nước muối sinh lý vào để làm loãng dịch nhầy, sau đó dùng bóp bóng để đẩy tất cả không khí ra, đưa đầu hút vào trong mũi bé rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi hút xong, cần vệ sinh sạch sẽ lại mũi và dụng cụ hút mũi. Tiệt trùng dụng cụ hút mũi bằng xà bông và rửa qua nước sôi. Chỉ nên hút mũi 1 – 3 lần/ ngày, vì nếu hút mũi nhiều lần sẽ dễ gây kích ứng mũi.

Day cánh mũi trẻ

Thao tác day cánh mũi sẽ khiến trẻ dễ thở và không còn cảm giác khó chịu. Cụ thể, mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ, sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý.

Xông hơi

Hơi nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. Đồng thời cung cấp độ ẩm và làm mũi trẻ ấm hơn. Xông hơi giúp thông mũi, giảm ho, đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh..

Xông hơi cho trẻ bằng máy xông hơi chuyên dụng hoặc có thể xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Chú ý cẩn thận để trẻ không bị bỏng.

Cho bé bú nhiều cữ

Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều cữ nhỏ.

Nâng cao nệm, giường, cũi

Nâng cao phần đầu của nệm, giường, cũi lên một chút giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Bạn không nên đặt gối dưới đầu bé vì tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Bạn chỉ nên đặt một chiếc khăn bên dưới để nâng đầu thêm một chút.

Trên đây là những tuyệt chiêu giúp bé giảm được những triệu chứng ngạt mũi, khó thở cho bé để các mẹ tham khảo. Các mẹ có thể tham khảo và thực hiện một trong những cách phù hợp với con em mình để bé khỏe mạnh hơn, ngủ sâu giấc hơn và tránh những triệu chứng nóng ốt, biếng ăn, suy nhược cơ thể ở bé.

Cho trẻ tắm nước ấm

Với những trẻ bị nghẹt mũi sinh lý (nghẹt mũi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh), mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ để cải thiện.

lúc tắm nước ấm, những mao mạch ở đường hô hấp sẽ giãn ra, tạo cảm giác thoải mái và giúp thông thoáng đường thở. Hơn nữa hơi nước còn làm cho loãng đờm cũng như giúp dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra Không chỉ.

Ngoài ra, bạn có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi dạy con cái, chăm sóc sức khỏe gia đình và bí quyết làm đẹp tại trang web mẹ yêu bé.