Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp

Theo nguồn tin nong trong ngay, ngoài việc “chảnh” không muốn chọn nghề top dưới thì tài năng, chuyên môn của các thạc sĩ, cử nhân là một vấn đề đáng quan tâm. 

Có bằng thạc sĩ, cử nhân, nhiều người vẫn thất nghiệp. Đâu là nguyên nhân? Nhiều lắm, nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nghĩa là chính những người cầm những tờ giấy, tấm bằng chứng nhận ấy phải xem xét lại mình. Vì những mảnh giấy, tấm bằng ấy không phải là “chìa khóa vạn năng” mở được cửa của tất cả các nhà tuyển dụng.

Bằng cấp không nói lên trình độ chuyên môn. Có người học hết trường này, trường khác, cầm cả sấp bằng trên tay nhưng làm một việc cỏn con có khi cũng chẳng nên hồn. Cập nhật cách đặt tên cho con hợp bố mẹ tại đây. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp nhiều đến thế, gây lãng phí cho gia đình và xã hội?

Học như chơi?

Gia tăng số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (nguồn ảnh: Internet)

Nhiều sinh viên coi trường học là nơi tụ tập, bù khú với bạn bè. Đến lớp chỉ để điểm danh, hẹn hò chơi bời và trao đổi về thời trang, quần áo, sở thích… Đến khi thi thì lo “chạy” thầy cô. Đấy là sự thật và đã có nhiều vụ việc bị phanh phui nhưng mọi việc rồi vẫn đâu vào đấy.

Chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém nay có khi còn thấp kém hơn. Các trường cao đẳng, đại học tự chủ về cơ chế tài chính, tuyển sinh nên trường nào thu hút được đông học sinh thì “doanh thu” càng cao, mà không cần quan tâm đến chất lượng. Cập nhật thông tin chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trước kia, khi vẫn còn thi giai đoạn, các sinh viên thường hay đùa “vào trường mới khó chứ kiểu gì chả ra trường được”. Còn bây giờ, cả vào – ra trường đều dễ hơn rất nhiều.

Chưa nói đến chuyện “sính” băng cấp, ai cũng có thể trả lời được rằng: thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp là do đào tạo mà ra. Chất lượng đào tạo hiện nay là cả một vấn đề. Ngay tại cơ quan tôi, nhận một sinh viên thực tập tốt nghiệp, nhưng học 4 năm trời mà viết một câu không đủ thành phần; nhiều em thụ động không muốn vận động, thậm chí tìm cách làm gian dối để đủ chỉ tiêu thực tập.

Theo phản ánh của bạn đọc Thức Nguyễn, cả miền Nam có giai đoạn nở rộ trung tâm dạy nghề, tưởng gì, chỉ có kế toán, may công nghiệp. Một vài phòng học là đủ gọi là dạy nghề. Đại học ư? Mớ lý thuyết (trong đó có vài môn học không biết để làm gì) học ốm người kia lạc hậu lắm rồi. Thực hành ư? Vào hai trường Đại học Bách khoa lớn nhất nước xem? Trường nào cũng có khoa chế tạo ô tô nhưng quí vị có đúc được cái lốc máy nào không? Đầu tư con khỉ khô thì ta sẽ gặt hái được con khỉ khô thôi.

Thế là mấy em thanh niên học nghề làm nghề không được nên đành chen chân học làm thầy. Mà làm thầy cũng không xong nên thôi học lên bậc thạc sĩ luôn. Thử hỏi thạc sĩ cơ khí ô tô không đúc được động cơ thì thạc sĩ chỉ biết đi dạy mớ lý thuyết thôi. Công ty nào đầu tư vào Việt Nam cũng phải đưa công nhân đi đào tạo lại.

Đừng trách con người Việt Nam không nỗ lực học tập và rèn luyện. Hễ em nào có điều kiện ra nước ngoài học tập cũng làm nên kỳ tích nơi xứ người. Hai đứa cháu tôi ra nước ngoài học ngành tàu biển và hàng không đều đã có việc làm. Sức học chúng nó đâu có gì đặc biệt. Đừng nói chúng nó lo lót mới có việc làm nhé. Hãy xem hệ đào tạo 12 + 1 của Úc kìa.