Kết thúc kỳ thi chung

Tin tuc trong ngay – Cuối tháng 4 là hết thời hạn đăng ký dự thi THPT quốc gia. Ghi nhận của PV cho thấy, việc lựa chọn môn thi của học sinh vẫn nhằm mục đích chính là xét tuyển ĐH.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (TP.HCM) nộp hồ sơ đăng ký dự diem thi tot nghiep THPT quốc gia – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Việc chọn môn thi của học sinh (HS) năm nay không có nhiều bất ngờ so với năm trước, chỉ khác là năm nay có thêm ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nên số môn tự chọn giảm đi. Trong số các môn tự chọn thì vật lý vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, tiếp đến là hóa học. Điều này cũng phù hợp với tỷ lệ lớn HS vẫn chọn môn theo khối A và A1 (khối thi truyền thống). Tuy nhiên, với đặc thù của từng trường cụ thể thì việc chọn môn cũng có những khác biệt.

Sử hiu hắt, địa “dễ ăn điểm”

Được điều chỉnh nếu có sai sót
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau hạn nộp hồ sơ, nếu thí sinh phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường phổ thông hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung (trừ môn thi và cụm thi). Đối với các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Các trường được xem là tốp đầu của Hà Nội như THPT: Thăng Long, Kim Liên, Chu Văn An, Lương Thế Vinh, Trần Phú, Việt Đức, Yên Hòa, Nguyễn Gia Thiều…, số HS chọn môn vật lý chiếm đa số vì đây cũng là những trường có thế mạnh về phân ban cơ bản A.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Q.Hoàn Kiếm) cho biết: “Môn vật lý có số HS lựa chọn nhiều nhất và nhiều gần gấp đôi so với môn hóa. Cụ thể, có khoảng 440 HS chọn môn lý, 235 môn hóa, 203 môn địa. Môn ít HS chọn nhất là lịch sử, với 27 em.

Còn Trường THPT Lương Thế Vinh, theo PGS Văn Như Cương, khoảng 70% HS chọn môn lý, tiếp đến là các môn: hóa học, sinh học, địa lý. Không có HS nào chọn sử. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có hơn 20 HS chọn thi môn sử.

Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, do đặc thù của trường là chất lượng đầu vào quá thấp, thầy và trò chỉ cố gắng để các em có thể đạt yêu cầu tốt nghiệp THPT nên việc phân ban theo khối thi ĐH của trường cũng không rõ rệt như các trường THPT khác trên địa bàn. Vì thế có tới 80% HS chọn môn địa lý là môn thi thứ tư và chỉ có khoảng 10% HS chọn môn sử.

Một giáo viên của trường cho biết: Bộ GD-ĐT quyết định cho phép thí sinh được sử dụng Atlat khi làm bài thi môn địa nên các em vốn có học lực không cao đã quyết định lựa chọn môn này để dễ “ăn” điểm, hoặc chí ít cũng không bị điểm liệt.

Cũng theo ghi nhận bước đầu của PV cho thấy, HS không mặn mà với quy định của Bộ GD-ĐT về việc miễn thi ngoại ngữ. Điều này cũng dễ hiểu khi mà việc miễn thi chỉ áp dụng trong xét tốt nghiệp THPT còn xét tuyển sinh ĐH, CĐ lại phụ thuộc vào quy định của từng trường. Trên thực tế thì các trường ĐH lớn đều không sử dụng quyền miễn thi này và vẫn lấy kết quả môn ngoại ngữ từ kỳ thi THPT quốc gia. Trong khi đó, những HS có thế mạnh về ngoại ngữ phần lớn đều chọn tổ hợp các môn xét tuyển ĐH theo khối thi truyền thống là D và A1.

“Thích” cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì hơn

Ngoài 8 cụm thi liên tỉnh do các trường ĐH chủ trì, Hà Nội sẽ có một cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì, dành cho khoảng 13.000 HS chỉ xét tốt nghiệp THPT. Theo chỉ đạo ban đầu của lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, cụm thi này chỉ dành cho thí sinh ở các huyện ngoại thành còn HS ở quận nội thành dù chỉ dự thi để xét tốt nghiệp THPT cũng sẽ phải thi ở các cụm thi do trường ĐH chủ trì.

Tuy nhiên, vừa qua Sở cho phép thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp cũng có quyền lựa chọn cụm thi, có thể thi ở cụm thi do sở hoặc do trường ĐH chủ trì. Nguyên nhân thay đổi được sở GD-ĐT lý giải là do có những quận nội thành nhưng không có điểm thi của cụm thi do trường ĐH chủ trì.

Quy định mới này khiến HS chỉ xét tốt nghiệp tỏ ra rất phấn khởi. Một HS của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Em sẽ dự thi ở cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì dù có phải đi xa hơn”. Lý do mà HS này đưa ra rất thật thà: “Các bạn em bảo nhau là cụm thi này chắc là coi thi dễ hơn vì thầy cô không nỡ để HS trượt tốt nghiệp sau hơn chục năm ăn học”.

Vì thay đổi quyền chọn cụm thi của HS chỉ dự thi với mục đích xét tốt nghiệp nên Sở cũng cho phép thí sinh đã đăng ký dự thi có quyền thay đổi việc lựa chọn cụm thi. Cụ thể: Thí sinh đã nộp hồ sơ dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT nếu có nguyện vọng dự thi tại cụm thi do Sở GD – ĐT Hà Nội chủ trì (cụm thi số 9, mã cụm 001) thì đăng ký sửa trên hồ sơ. Sở này cũng yêu cầu các trường không bắt HS phải làm lại hồ sơ đăng ký dự thi.

Thí sinh tự do thích chọn môn trắc nghiệm. Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã nhận được khoảng 15.000 hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do. Dự kiến số lượng này còn tăng lên khá nhiều khi các trung tâm luyện thi tại TP.HCM chuyển hồ sơ về nơi này.

Ông Nguyễn Đức Quốc, Giám đốc Trung tâm luyện thi 60 An Sương, cho biết nơi này nhận được khoảng 300 hồ sơ của thí sinh tự do. Thí sinh chủ yếu chọn các môn lý, hóa, rất ít thí sinh chọn sử, địa. Một xu hướng khác là đa số thí sinh chọn các môn thi trắc nghiệm chứ không phải là tự luận.

TP.HCM: Chọn môn tự nhiên. Từ số liệu của các trường cho thấy HS chọn đăng ký các môn thuộc khối tự nhiên cao hơn xã hội. Có gần 50% HS Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (H.Hóc Môn) đăng ký dự thi 6 môn. Ngoài 3 môn bắt buộc, HS chọn các môn thi xét tốt nghiệp lần lượt là vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Còn để xét tuyển ĐH, các môn có nhiều HS đăng ký: toán, vật lý, hóa học, tiếng Anh, ngữ văn, sinh học, lịch sử, địa lý. Tình hình tương tự ở Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10).

Ông Nguyễn Xuân Thảo, Hiệu trưởng, cho biết: “Đa số HS của trường đều chọn các môn thi khối A và A1”. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi năm nay, thí sinh được phép mang Atlat địa lý vào phòng thi do đó HS một số trường có điểm chuẩn đầu vào thấp coi đây là ưu thế so với các môn thi khác. Vì vậy ở một số trường mà mục tiêu của HS là xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH – CĐ bằng học bạ thì tỷ lệ chọn môn địa lý có cao hơn môn lịch sử. Chẳng hạn, ở Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7), có 62,9% HS chọn môn hóa học; 11,8% vật lý; 7% sinh học; 9,6% địa lý, còn lịch sử chỉ có 2,4%. Trường THPT Ngô Quyền (Q.7) có khoảng 750 HS thì 102 người đăng ký môn địa lý.

Cà Mau: Ít thí sinh chọn môn ngoại ngữ. Kết thúc thời gian đăng ký dự thi, Cà Mau có 6.069 thí sinh đăng ký dự thi ở cụm thi do Trường ĐH Bạc Liêu chủ trì; 2.028 thí sinh thi cụm do tỉnh chủ trì. Các môn HS đăng ký lần lượt là ngữ văn 7.870, toán 7.649, vật lý 3.197, hóa học 4.000, sinh học 3.223, lịch sử 2.346, địa lý 3.449, ngoại ngữ 1.800. Năm nay, có 749 thí sinh tự do đăng ký tham dự tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ.