Xét tuyển từ ngưỡng tối thiểu của Bộ GD&ĐT

Khác với những năm trước, diem chuan năm nay thí sinh sau khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia và biết điểm rồi mới đăng ký vào các trường ĐH, CĐ.

Xét tuyển từ ngưỡng tối thiểu của Bộ GD&ĐT
Ảnh minh họa

ĐH Hà Nội lấy 2.100 chỉ tiêu vào các ngành với điều kiện là điểm 3 môn xét tuyển phải từ 15 điểm trở lên; điểm chuẩn đại học ĐH Bách khoa HN sơ tuyển từ vòng nhận hồ sơ với tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn xét tuyển phải đạt từ 20 điểm trở lên (ĐH Bách khoa có 5.600 chỉ tiêu).

Đa số các trường quy định nhận hồ sơ từ ngưỡng chất lượng tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định. Một số trường, một số ngành quy định mức điểm cụ thể nhận hồ sơ: ĐH Y Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển hệ bác sĩ với thí sinh có tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh đạt trên 21 điểm, hệ cử nhân phải từ 18 điểm trở lên. Đối với ĐH Văn hóa Hà Nội, các ngành Việt Nam học, chuyên ngành thông tin du lịch chỉ tuyển sinh tổ hợp các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh (môn tiếng Anh phải đạt từ 6 điểm trở lên).

Hệ dân sự trong trường công an

Các trường thuộc khối công an, ngoài chỉ tiêu của ngành, còn dành chỉ tiêu tuyển hệ dân sự. Học viện cảnh sát nhân dân ngoài 1.070 chỉ tiêu đào tạo ĐH cho lực lượng công an thì còn 100 chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ dân sự, ngành Luật (chỉ xét tuyển NV2 đối với thí sinh không trúng tuyển NV1) vào Học viện.

Học viện An ninh nhân dân cũng có 150 chỉ tiêu đào tạo ĐH hệ dân sự với hai ngành là Công nghệ thông tin và Luật, cũng xét tuyển NV2 thí sinh không trúng tuyển NV1. Học viện Kỹ thuật mật mã có 500 chỉ tiêu dành cho hệ dân sự đối với ngành An toàn thông tin. ĐH Phòng cháy chữa cháy cũng dành 150 chỉ tiêu đào tạo hệ dân sự.

Thêm những điều kiện xét tuyển phụ

Ngoài yêu cầu đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu của Bộ GD&ĐT các trường xét tuyển theo điểm của kỳ thi THPT quốc gia còn có các điều kiện khác để tuyển thí sinh và đa số các trường đều yêu cầu đối với các môn tham gia xét tuyển.

ĐH Y Hà Nội đặt thêm tiêu chuẩn: tổng điểm trung bình 3 môn Toán, Hóa, Sinh học ở 5 học kỳ THPT đối với thí sinh năm nay tốt nghiệp và 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014; ĐH Thủy lợi yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT có điểm trung bình các năm học THPT phải đạt 5.5 trở lên; ĐH Sư phạm Hà Nội cũng yêu cầu thí sinh có hạnh kiểm các kỳ đều đạt loại khá trở lên; ĐH Ngoại thương yêu cầu trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6.5 trở lên, hạnh kiểm học tập của từng năm THPT đạt từ khá trở lên; Học viện Báo chí Tuyên truyền nhận hồ sơ những thí sinh có kết quả học tập từng năm THPT đạt 6.0 trở lên, hạnh kiểm 3 năm từ khá trở lên, điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia đạt từ 6,0 trở lên theo thang điểm 10.

Ngoài các điều kiện về học bạ, điểm của kỳ thi quốc gia, nhiều trường còn có thêm bài đánh giá năng lực khác của thí sinh: Học viện Báo chí Tuyên truyền bổ sung thêm môn thi năng khiếu báo chí do trường tổ chức đối với riêng ngành báo chí; ĐH FPT còn có các bài kiểm tra tư duy logic và năng lực tiếng Anh; ĐH Luật TPHCM cũng có thêm bài kiểm tra năng lực đối với các thí sinh đăng ký dự tuyển.