Tìm hiểu tiền mãn kinh ở nữ giới

Tiền mãn kinh là thời kỳ rất tự nhiên mà bất cứ chị em phụ nữ nào đều phải trải qua giai đoạn này, nó xuất hiện khi các chị em ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi. Sau tap chí mẹ yêu con sẽ giúp bạn có kiến thức sâu hơn về giai đoạn này.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh hay còn gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, đó là khoảng thời gian mà bên trong cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi về chu kỳ, rối loạn sự rụng trứng và kinh nguyệt, nó kéo dài từ 4-5 năm trước khi người phụ nữ bước vào một giai đoạn hoàn toàn mãn kinh. Tiền mãn kinh thường diễn ra ở các chị em ở tuổi trung niên nhưng có thể sớm hơn đó là khi tuổi vẫn còn trẻ nhưng do chị em bị mắc một số bệnh lý về buồng trứng hoặc do cắt hẳn buồng trứng.

Tien man kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở các lứa tuổi khác nhau theo nhiều nghiên cứu thì giai đoạn này diễn ra sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố như: khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội… Những chị em có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tốt thì giai đoạn tiền mãn kinh này diễn ra muộn hơn và ngược lại.

Dấu hiệu tiền mãn kinh

Kinh nguyệt không đều
Những thay đổi hoóc môn ảnh hưởng đến việc buồng trứng phóng thích trứng và điều này có thể làm cho kinh nguyệt chậm hoặc ngắn hơn hoặc tắc kinh trong vài tháng.
Nếu đã 3 tháng rồi vẫn chưa có kinh, đặc biệt đi kèm cảm giác mệt mỏi hoặc khó thở ở độ 40 tuổi, bạn cần được kiểm tra sức khỏe.

Nóng bừng
Đột nhiên nóng và đổ mồ hôi – đây là dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến nhất, nó có thể đa dạng về khoảng thời gian chịu đựng cơn nóng hoặc cường độ tăng dần suốt ngày và kể cả ban đêm, kèm chứng ngủ ngáy và khó ngủ. Tình trạng nóng bừng này có thể kéo dài từ 2-15 năm.
Tránh các nguyên nhân khác có thể khiến cơn nóng bừng tăng cao gồm béo phì, rượu, uống nước có chất caffeine quá nhiều. Hãy hỏi bác sĩ về một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng này.

Thay đổi tâm trạng
Tâm trạng thay đổi thất thường hoặc có cảm giác khó chịu, nóng nảy hay lo lắng thường xuyên. Cần tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định và có tâm trạng tốt.

dau hieu tien man kinh

Dấu hiệu tiền mãn kinh

Khô âm đạo
Những thay đổi hoóc môn làm thành âm đạo giảm lượng dịch tiết ra cũng như độ đàn hồi. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy khó chịu vùng chữ V, số khác lại thấy khó chịu khi “giao hợp”. Ngoài ra, thời gian cần có để kích thích tình dục cũng tăng theo tuổi. Hãy sử dụng chất bôi trơn để giảm bớt những ảnh hưởng của triệu chứng này vào thời kỳ trước mãn kinh.

Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra trong quá trình tiền mãn kinh. Phụ nữ có thể nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu là đi tiểu và đau khi tiểu. Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu trước mãn kinh: đi vệ sinh sau khi giao hợp, sử dụng chất bôi trơn và tập sàn chậu đều đặn.

Mất ham muốn
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mất ham muốn thời kỳ trước mãn kinh, do thay đổi tâm trạng, thiếu ngủ…Tuy nhiên, rất ít phụ nữ gặp trục trặc về ham muốn trước tuổi mãn kinh.
Gặp trục trặc về thụ thai
Quá trình tiền mãn kinh có thể khiến lượng trứng rụng giảm và gây ra các vấn đề về sinh sản. Phụ nữ có thể mất đến một năm để mang thai tự nhiên, tuy nhiên nếu bạn đang ở độ tuổi 30 và khó thụ thai, cần tư vấn về sinh sản sớm.

Đau nhức
Khi nồng độ hoóc môn estrogen giảm, dây chằng và sụn cũng bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cho thấy những thay đổi hoóc môn có liên quan đến sự phát triển của viêm xương khớp. Đau nhức cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bị loãng xương.
Tăng hấp thu lượng canxi, vitamin D và tập thể dục để tăng cường xương và cơ bắp giúp ngăn chặn đau nhức do tiền mãn kinh.

Thay đổi cân nặng
Quá trình trao đổi chất để xây dựng cơ bắp bị chậm lại, cùng với đó là căng thẳng tăng cao do thiếu ngủ và lo lắng về các dấu hiệu trên. Căng thẳng có thể làm tăng trọng lượng do lượng hoóc môn cortisol cao. Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.

Đau ngực
Khi nồng độ estrogen giảm, cholesterol và đường tăng. Tim và mạch máu cũng trở nên cứng hơn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tắc nghẽn các mạch máu. Thay đổi lối sống có thể giúp đỡ rất nhiều cho trường hợp này. Tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh và họ cải lá xanh đậm như bông cải xanh.

Nguyên nhân sự thay đổi trong thời kỳ tiền mãn kinh?

Sự thay đổi của người phụ nữ từ bên trong cơ thể cũng như biểu hiện ra bên ngoài ở giai đoạn tiền mãn kinh gây ra bởi một số nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ chốt, quyết định gây nên chính là sự mất cân bằng hoặc rối loạn về nội tiết tố nữ – estrogen. Nó là hormon được tiết ra từ buồng trứng và chính là chất giúp chị em có được nét thanh xuân, tươi trẻ và sự quyến rũ, khêu gợi trong việc “chăn gối” của vợ chồng. Khi bước vào tầm tuổi từ 40 trở ra là giai đoạn mà buồng trứng bị suy giảm hoặc ngưng trệ chức năng tiết ra hormon sinh dục nữ nội tiết tố – estrogen gây ra mộ số dấu hiệu bên trên đã đề cập tới đó là: suy giảm về tình dục, thay đổi tâm lý, bốc hỏa, lão hóa… Lúc này việc bổ sung một lượng cần thiết giúp cơ thể cân bằng lượng estrogen là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp chị em giữ được những nét xuân mà trước đó mình đã có được khi bạn ở tuổi đã xế tà.
Tiền mãn kinh là một giai đoạn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua nhưng có những người trải qua nó một cách nhẹ nhàng nhưng có những người nếm trải nó một cách nặng nề, bức bối khó chịu. Việc cần bằng estrogen trong thời gian này sẽ giúp bạn bước qua nó một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Lời khuyên thời kỳ tiền mãn kinh

 

  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giữ được tinh thần thư thái, bình ổn.
  • Chế độ dinh dưỡng: cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng “hoàn hảo” ngay từ khi ở thời kỳ Tiền mãn kinh.

 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và đừng quên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, canxi, protein và hạn chế các loại chất béo, thuốc lá, đồ uống có cồn.
Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ đinh lăng (chứa nhiều chất Estrogen tự nhiên)

  • Bổ sung thêm hàm lượng vitamin D, vì vitamin D có chữa chất “xúc tác” giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.
  • Sử dụng thuốc:
    – Dùng bổ sung thuốc có Canxi và Vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương.
    – Cần dùng Vitamin E mỗi ngày.

Xem thêm:
Cây chùm ngây và công dụng chữa bệnh thần kỳ