Sức mạnh của "nỗi kinh hoàng châu Á"

Tin the gioi – Đại quân Mông Cổ dưới sự thống lĩnh của Thành Cát Tư Hãn từng được coi là lực lượng bất khả chiến bại, từng trở thành đế quốc có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử.

Sức mạnh quân sự của đại quân Thành Cát Tư Hãn là điều cả thế giới đã biết. Vậy điều gì tạo nên đội quân “bất khả chiến bại” này?

Lực lượng kỵ binh với khả năng “thiện xạ

Nói tới đế chế Mông Cổ hay đại quân Thành Cát Tư Hãn thì chắc chắn sức mạnh của lực lượng kỵ binh với khả năng bắn cung “bách phát bách trúng” là yếu tố nổi bật nhất.

Quân Mông Cổ không nổi trội về số lượng nhưng hầu như họ đánh đâu thắng đấy, đến nỗi người phương Tây cũng phải khiếp đảm và thốt lên: “Cỏ cũng không thể mọc nổi dưới vó ngựa”.

Ngược với các hiệp sĩ châu Âu vốn thường dùng vũ khí là thương dài hay kiếm rộng bản, người Mông Cổ phụ thuộc chủ yếu vào cung, và không thích cận chiến trên lưng ngựa.

Xuất phát từ nguồn gốc sống du mục trên các thảo nguyên nên người Mông Cổ có tài phi ngựa và bắn cung được coi là vô địch.

Họ có thể bắn tên cực kì chính xác khi phóng ngựa nhanh và thậm chí có thể xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ truy đuổi.

Chính vì thế, đòn “hồi mã cung” được coi là “đặc sản” của đội quân Mông Cổ.

Chiêu “Hồi mã cung”.

Thông thường các binh sĩ phải tập luyện khả năng bắn cung khi phi ngựa nước đại với tốc độ khoảng 6 mũi trong vòng 1 phút.

Cung của người Mông Cổ là một chiếc cung uốn ngược phức hợp, một vũ khí bằng gỗ dát mỏng, sừng và gân động vật. Nó có thể phóng một mũi tên xa tới 300m.

>> XEm thêm ten mien inet tại đây

Thông thường mỗi chiến binh mang theo hơn 60 mũi tên với trọng lượng khác nhau để bắn với các khoảng cách khác nhau và thường mang theo hơn 1 cây cung.

Kỵ binh Mông Cổ nổi bật ở tốc độ và sự cơ động, chứ không phải giáp trụ.

Họ thường không mặc giáp ngoài một chiếc mũ trụ hở với tấm da rủ sau cổ và một chiếc áo lụa dưới áo khoác.

Chiếc áo này có tác dụng giúp kỵ sĩ Mông Cổ rút tên ra khi bị bắn mà không làm rách rộng vết thương.

Những vũ khí khác

Khi lâm vào những hoàn cảnh bắt buộc phải cận chiến như đánh giáp lá cà thì cũng đồng nghĩa cung tên trở nên không hiệu quả.

Đây cũng là lúc để chiến binh Mông Cổ sử dụng các loại binh khí khác.

Thông thường khi ra trận, bên cạnh cung tên được đeo ở hông và lưng, tay trái các chiến binh sẽ cầm một chiếc mộc nhỏ, tay phải sẽ cầm giáo hoặc kích để có thể vừa đâm vừa móc.

Thậm chí đôi chân chiến binh cũng được đi ủng có ghép những mảnh sắt để sẵn sàng giao chiến.

Người Mông Cổ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác như kiếm cong lưỡi liềm giúp họ chiến đấu thuận lợi ngay cả khi đang trên lưng ngựa hay trên mặt đất.

Chùy, búa, dao găm… cũng là những vũ khí phổ biến.

Với đặc điểm không (hoặc rất ít) dùng áo giáp sắt nên các chiến binh Mông Cổ tạo lợi thế riêng bởi sự nhanh nhẹn trong việc sử dụng các binh khí khi giao chiến.

Trên thực tế, xét về kỹ năng của từng cá nhân, kỵ binh Mông Cổ không mạnh mẽ bằng các “Knight” của châu Âu, cũng không giỏi bằng kỵ binh của Macedonia hay Ottoman…Tuy nhiên, khi chiến đấu cùng nhau, họ là mạnh nhất.

>>> Có thể bạn thích doc bao phu nu để có thêm kiến thức.

Khi giao chiến thực tế, quân đội Mông Cổ có thể sử dụng cả những đội ném phi tiêu, phóng lao rất hiệu quả.

Trang bị rất đơn giản nhưng quân Mông Cổ lại vô cùng đáng sợ.

Nhận xét về khả năng chiến đấu của quân Mông Cổ, một nhà sử học thời Tống viết:

“Người Thát lớn lên trên lưng ngựa, tự luyện tập chiến đấu từ mùa Xuân đến mùa Đông, ngày ngày săn bắn, đó chính là cách sống của họ.

Về đánh trận họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì tiến quân… trăm quân kỵ quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm.

Kẻ địch hợp lại thì họ cũng hợp lại, hoặc tản ra, hoặc ẩn hoặc hiện, đến thì như trên trời xuống, đi thì nhanh như chớp giật…

Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh đuổi không kịp…”

Khả năng vật điêu luyện

Khi các binh sĩ cưỡi ngựa trên thảo nguyên, đối đầu với địch không may bị mất ngựa… lính Mông Cổ sẵn sàng bỏ ngựa cùng cả vũ khí để đối đầu với địch.

Và khi đó những kỹ thuật vật điêu luyện trở thành thứ vũ khí rất hữu hiệu.

Vốn xuất phát từ những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt cộng với thân hình vạm vỡ, nên binh sĩ Mông Cổ có thể lực cực tốt và hơn hẳn đối thủ về sức chịu đựng, độ dẻo dai.

Thông thường các đội quân Mông Cổ vẫn tập luyện môn vật bên cạnh những“sở trường” khác như bắn cung, cưỡi ngựa hay đánh giáp lá cà…

Người Mông Cổ rất xem trọng môn vật.

Càng về sau, vật ở Mông Cổ càng phát triển và ở các cuộc chiến đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp thì chiến binh Mông Cổ tỏ ra áp đảo so với các đối thủ.

Không chỉ phục vụ chiến đấu, vật còn trở thành môn thể thao đặc biệt được ưa chuộng cả với binh lính và dân thường.

Hàng năm, các cuộc thi vật được tổ chức thường xuyên với khá nhiều quy tắc và luật lệ như:

Có thể sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau để nắm bắt, kéo, đẩy, nâng, quật ngã… đối thủ.

Nhưng không được kéo đối phương từ phía sau, không làm tổn thương mặt, không đánh vào mắt, tai, bụng, không túm tóc…

Kỹ năng vật của người Mông Cổ phát triển tới mức, ngay cả ở môn võ Sumo – môn vật cổ truyền của người Nhật Bản thì cho tới giờ, ba ngôi Yokozyna (thứ hạng cao nhất của một võ sĩ Sumo) đều là những người gốc Mông Cổ!

Võ công lấy chiến thuật làm đầu

Những yếu tố võ thuật của binh lính Mông Cổ luôn phải được đặt trong các chiến thuật nhất định để phát huy hết mọi sức mạnh của nó.

Bên cạnh yếu tố kỷ luật nghiêm ngặt, chiến thuật của người Mông Cổ cũng có một số điểm độc đáo.

Chẳng hạn như để phát huy sức mạnh của các đội kỵ binh, không chỉ phát huy lợi thế di chuyển nhanh, quân Mông Cổ thường dùng bài chia rẽ lực lượng quân địch và áp đảo các cánh quân lẻ bằng cung nỏ.

Họ tìm các phong tỏa hoặc vây hãm kẻ thù và chiếm lợi thế về quân số tại điểm tấn công.

Quân Mông Cổ chiến đấu rất đoàn kết và kỷ luật.

Ngựa cưỡi của quân kỵ bị tấn công, họ đẩy kỵ binh địch khỏi lưng ngựa để dễ dàng tiêu diệt. Các trận chiến thường diễn ra rất nhanh và ào ạt.

Trong khi đó, lực lượng kỵ binh nhẹ Mông Cổ không đủ khả năng chống đỡ khi đánh sát với kỵ binh trang bị giáp, thì họ tránh giao đấu giáp lá cà.

Lính Mông Cổ chọn giải pháp “bỏ chạy” rất nhanh rồi bất ngờ quay ngược trở lại và lại chuyển thành người săn đuổi, thực hiện đòn hồi mã cung.

Họ cũng rất giỏi trong việc đánh úp, đột kích kẻ địch.

Mông Cổ có lễ hội Naadam rất nổi tiếng, diễn ra trong ba ngày vào mùa Hè, bao gồm 3 môn thể thao đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ.

Ba môn thể thao này theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.

Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn tại lễ hội Naadam.

Hàng trăm VĐV vật từ các thành phố khác nhau tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia và có điểm độc đáo là không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác.

Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ:

Người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử).

Đô vật vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ).

Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn.

Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō năm 2007.

Naidangiin Tüvshinbayar đã giành HCV Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.

Trong khi đó, mặc dù không đầu tư nhiều vào thể thao so với các quốc gia khác nhưng phụ nữ Mông Cổ vẫn thể hiện khả năng vượt trội trong môn bắn súng:

Otryadyn Gündegmaa là người giành được HCB tại Olympic năm 2008.

Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25m.