Ở tuần thai 35 thai nhi phát triển như thế nào

Thai nhi 35 tuan tuoi là thời gian bạn sắp sinh  tiến đến rất gần ngày hạnh phúc đó rồi. Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ sinh ra đời, và em bé vẫn đang dần hoàn thiện mình để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Giờ thì nếu có bị sinh non thì cũng gần như không còn vấn đề gì nguy hiểm với em bé nữa rồi.

Thai nhi 35 tuần tuổi

Nhiều bà bầu đợi vào quý thai thứ 3 khá lâu rồi mới bắt đầu mua áo quần và các vật dụng cần thiết. Họ muốn chắc chắn mọi chuyện suôn sẻ, không muốn chuẩn bị sớm vì sợ “xúi quẩy”. Nếu điều này nghe có vẻ quen quen với bạn, thì bạn cần biết rằng khi thai nhi đã được 35 tuần tuổi, bạn có thể yên tâm là em bé không việc gì nữa rồi. Thường xuyên đến bác sĩ hoặc người hộ sinh của bạn để kiểm tra sẽ giúp bạn theo dõi được sát sao quá trình trưởng thành và phát triển của em bé. Bạn sẽ quen thuộc và nắm rõ được những thay đổi của cơ thể mình từ khi có em bé đến mức không nhớ nổi mình đã như thế nào trước khi mang thai.

Có thể những tuần cuối này bạn sẽ không hề cảm thấy dễ chịu, nhưng bạn vẫn có chút gì đó thất vọng vì mình sắp không còn mang thai nữa. Bạn đã quen có em bé luôn ở bên trong mình, cảm nhận được từng cử động dù nhỏ nhất của bé, và có một mối dây liên hệ vô cùng thân thiết và đặc biệt với bé. Các bà mẹ mang thai có thể lo lắng rằng nhỡ đâu họ không thích con mình lắm sau khi bé ra đời, hoặc có thể không thực sự gần gũi bé được. Những nỗi sợ này cũng là thường tình, và dù không phải bà mẹ nào cũng nói về chuyện này thì việc có những hoài nghi như vậy cũng là bình thường. Hãy nhắc mình nhớ rằng, em bé luôn rất giỏi trong việc khiến ba mẹ mê tít mình, và hai bạn và bé sẽ là một bộ ba trời sinh.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần thai 35

Lưng của bạn đau, xương chậu thì kêu răng rắc, và bàng quang thì chẳng thể chứa quá được vài mi-li-lít nước. Chào mừng bạn đến với những tuần cuối cùng của thai kỳ. Không mấy may mắn cho bạn là, những tuần cuối này của thai kỳ chỉ giúp ích cho bé chứ không có tác dụng gì với mẹ bé. Em bé của bạn thì đang ung dung tận hưởng cuộc sống ấm áp bên trong bụng mẹ, và bạn thì có chút gì đó cảm giác như mình là “phận tôi đày” vậy. Nếu bạn có cảm thấy như thế thì cứ yên tâm nhé, bạn cũng có quyền cảm giác vậy đấy.

Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này, và bạn nên mang băng vệ sinh hàng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng bình thường, bạn đừng quá để ý trừ phi bạn ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn rất khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.

Từ tuần này trở đi, thi thoảng bạn sẽ có một cảm giác thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Bạn sẽ bị giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Chừng nào bạn không có các triệu chứng khác thể hiện có thể bị viêm nhiễm đường tiểu, thì bạn không nên lo lắng. Bởi nếu đây là con đầu lòng của bạn, em bé có thể đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu bé xương xẩu kia ở cách cái bàng quang nhạy cảm của bạn không mấy xa đâu. Bạn có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn, nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của bạn đang trở nên quá chật chội mà thôi.

Thay đổi tâm lý trong tuần thai 35

Cả hai bạn đều đang rất phấn khích. Đầu óc bạn sẽ thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng em bé trông sẽ như thế nào, bạn sẽ bế bé ra sao, và tự hỏi bé sẽ bước vào cuộc đời mình như thế nào đây. Có thể bạn sẽ lo lắng và sợ hãi, không biết mọi chuyện có ổn với em bé không, mình sẽ phải sống ra sao nếu bé xảy ra chuyện gì.

Bạn có thể cũng sẽ lo lắng không biết mình sẽ sinh nở như thế nào. Khi sợ hãi những điều không lường trước được, chúng ta có xu hướng cứ nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất, và tưởng tượng ra hệ quả thảm thiết nhất. Đa phần các bà bầu sẽ tìm đến những nguồn an ủi của mình, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Giữ khư khư nỗi sợ hãi trong lòng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn, vậy nên bạn hãy tìm ai đó để giãi bày.

Nếu bạn đã đặt ngày sinh với bệnh viện, hãy đánh dấu trong nhật ký hoặc lịch của bạn. Hãy dành vài ngày tịnh tâm trước khi vào cuộc để bạn có thể ung dung tiến đến sát ngày quan trọng này. Những ngày cuối cùng của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi, và ngay cả khi kiên nhẫn không phải là đức tính của bạn, thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh. Ung dung tự tại, để mọi việc thuận theo tự nhiên sẽ tiết kiệm được cho bạn những cơn nóng giận, lo lắng vốn không tốt cho bạn chút nào.

Những thay đổi của thai nhi tuần 35

Tuần này em bé sẽ lên cân đáng kể đấy, khoảng chừng 500gr. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.

Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa, nhưng vẫn có thể tìm cho mình vài tư thế dễ chịu. Bạn có thể cảm nhận thấy bé tỏ thái độ phản đối mỗi khi thấy chật chội quá. Một cú hích vào xương sườn hay xương chậu thường là một lời nhắc nhở rằng mẹ phải đứng lên, di chuyển một chút, hoặc thậm chí là lắc hông vài cái.

Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé giờ sẽ lại thụt vào trong. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.

Lời khuyên cho bạn khi mang thai tuần 35

Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.

Hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.

Hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã lót, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.

Có thể bạn quan tâm tới thai nhi 30 tuan tuoi