Những lỗ hổng lớn của lền giáo dục Việt Nam

Bảng xếp hạng của OECD hay bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế tế giới công bố hôm 13/5 cho thấy những lỗ hổng lớn cần khắc phục trong giáo dục đào tạo của VN.

Những con số thách thức

Với bảng xếp hạng của OECD, Việt Nam xếp thứ 12 từ kết quả khảo thí của môn Toán và khoa học của học sinh độ tuổi 15.

Theo bảng xếp hạng về “Nguồn vốn con người” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), vị trí chung của Việt Nam là 59/124 quốc gia; tính riêng ở nhóm tuổi dưới 15 thì chỉ số này khiêm tốn hơn, ở vị trí 78.

Theo thống kê cụ thể của bảng xếp hạng WEF nhóm dưới 15 tuổi, nhiều quốc gia đạt vị trí xếp hạng khá tương đồng với vị trí xếp hạng của OECD như Nhật Bản, Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan, Singapore.

Riêng trường hợp của Việt Nam, vị trí ở 2 bảng xếp hạng chênh nhau tới 66 bậc.

Giáo dục Việt Nam cần làm gì sau 2 bảng xếp hạng?

Chỉ số “vốn con người’ ở độ tuổi dưới 15 của Việt Nam là 78/124. WEF định nghĩa “Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Chính vì thế, giáo dục và đào tạo chính là yếu tố để hình thành và tích luỹ vốn con người“. Điều này khẳng định giáo dục không phải tất cả nhưng là phần quan trọng tạo nên “vốn con người”.

Liên tiếp đón nhận hai báo cáo trên, TS Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển cho biết cách đánh giá của WEF toàn diện hơn do có đầy đủ tiêu chí.

Một tham số khác là Ngân hàng thế giới cũng đánh giá không cao đánh giá không cao chất lượng nguồn nhân lực vì giáo dục không gắn thực tiễn, đáp ứng thị trường lao động và người sử dụng” – TS Hồ bổ sung.

Cần thay đổi về chất

Những điểm giống và khác nhau giữa hai bảng xếp hạng đã đưa đến những tín hiệu lạc quan cho một vài quốc gia và cũng đem lại những câu hỏi đầy thách thức cho những quốc gia khác, mà Việt Nam nằm trong số “thách thức”.

Nhìn vào sự chênh lệch giữa hai chỉ số của 2 bảng xếp hạng, ông Nguyễn Quốc Vương (nghiên cứu sinh ĐH Kanazawa, Nhật Bản) ví von sự chênh lệch lớn này giống như trẻ con tập tạ, cơ bắp thì lên nhưng phần xã hội không tiến triển.

Nó thể hiện sự thiên lệch trong kiến thức và bất hoàn chỉnh trong triết lý – mục tiêu giáo dục. Đó là lý do nhân công Việt Nam chỉ có thể làm thuê” – ông Vương nói.

Giáo dục Việt Nam cần làm gì sau 2 bảng xếp hạng?
Học sinh lớp 12 trước giờ thi tốt nghiệp năm học 2014 – 2015

Trong nhiều hội thảo, ông Vương đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Cái yếu kém lớn nhất của giáo dục phổ thông của Việt Nam là chưa tạo ra được các công dân có tư duy độc lập và tinh thần tự do trong truy tìm chân lý, biết sống hòa hợp với cộng đồng trong môi trường đa giá trị.

Kể cả Việt Nam đứng số 1 bảng xếp hạng của OECD đi nữa nhờ vào các kỳ kiểm tra sát hạch quốc tế đi nữa thì giáo dục vẫn…chưa đâu vào đâu nếu không thay đổi về chất” – ông Vương quả quyết. Thậm chí nếu học sinh Việt Nam giỏi Toán, Khoa học hơn nữa mà không có “phẩm chất công dân” thì đó cũng chỉ là người khổng lồ “không mắt không tim”.

Ưu tiên cải tổ giáo dục ĐH

Ông Phạm Hiệp, thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục (do GS Ngô Bảo Châu khởi xướng) cho rằng: Cả nhóm nhất quán rằng giáo dục ĐH là bậc học cần quan tâm đầu tiên để có tác động nhanh hơn đến thay đổi kinh tế văn hóa xã hội. Bậc phổ thông nếu cần cũng chỉ nên ưu tiên sau ĐH.

Hai việc lớn cần giải quyết là làm sao có cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình trước xã hội của người quản lí trường học và cải cách về cơ chế tài chính.

Là người nghiên cứu sâu hơn về tài chính, ông Hiệp cho biết thêm, trong khi nguồn ngân sách hạn chế thì kinh phí nhà nước chỉ tập trung vào ngành có tác dụng ngoại biên lớn đối với xã hội như khoa học cơ bản, khoa học công nghệ hay duy trì văn hóa xã hội của đất nước. Những ngành khác thì phải nới rộng học phí.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT đề xuất: “Phải tăng tỉ trọng hệ thống trường ngoài công lập, không sử dụng ngân sách nhà nước. Không thể cứ mãi tồn tại chuyện trường công chiếm 85%, còn ngoài công lập chỉ vỏn vẹn 15%.

“Một khi tương quan này chưa thay đổi thì tôi e những đổi thay tiếp theo khó lòng thực hiện để cải thiện chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam”.