Những giả thuyết về nguyên nhân gây tai nạn của MH370

Việc tìm ra mảnh vỡ của MH370 giúp các nhà điều tra đánh giá lại những giả thuyết, vén dần bức màn bí ẩn về số phận của 239 người trên chuyến bay mất tích năm 2014.

Những giả thuyết về nguyên nhân tai nạn MH370
Hôm 29/7, người dân trên đảo Reunion phát hiện mảnh vỡ là cánh máy bay Boeing 777 mất tích của Malaysia Airlines. Ảnh: Getty

Theo nguồn tin the gioi hôm 6/8, các nhà điều tra xác nhận, mảnh vỡ tìm thấy tại đảo Reunion, thuộc phía tây Ấn Độ Dương, là của MH370. Đây là bằng chứng đầu tiên có thể giúp xác nhận số phận của máy bay. Kyle Bailey, một nhà phân tích hàng không kiêm phi công, chia sẻ với News.com.au một số đánh giá về các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.

Lỗi kỹ thuật

Một nghiên cứu của hãng Boeing chỉ ra rằng, hiện nay, lỗi kỹ thuật chiếm khoảng 20% nguyên nhân các vụ tai nạn máy bay thương mại. Nhưng theo Bailey, trục trặc này không dễ xảy ra như mọi người vẫn nghĩ.

Trong những ngày đầu của kỷ nguyên hàng không, 80% vụ tai nạn máy bay xảy ra do sự cố máy móc. Ngày nay, công nghệ càng càng hiện đại, máy bay ngày càng được cải tiến đã giảm thiểu phần lớn rủi ro đến từ yếu tố kỹ thuật.

>>> Xem thêm cung kim nguu

“Một chiếc Boeing 747 trị giá 400 triệu USD. Mỗi một bộ phận đơn lẻ của chiếc phi cơ này chỉ do một kỹ sư chế tạo để đảm bảo tính chuẩn xác”, Bailey cho biết.

Tổng thể, công nghệ hàng không đã rất phát triển và làm tăng độ an toàn đáng kể cho các máy bay thương mại trong những năm gần đây. “Các máy bay được thiết kế vô cùng an toàn mà đến một phi công như tôi cũng không biết được hết các chi tiết bảo vệ tính mạng cho mình và hành khách”, vị chuyên gia nói.

Thời tiết

Những giả thuyết về nguyên nhân tai nạn MH370
Thời tiết xấu có thể khiến máy bay gặp nạn. Ảnh minh họa: News.com.au

Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cho biết, 23% số vụ tai nạn hàng không xảy ra do yếu tố thời tiết. “Dù là máy bay lớn hay nhỏ, khi gặp vùng thời tiết xấu, nó đều có thể gặp rắc rối”, Bailey nhận định.

Chuyện xảy ra với chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không Air Asia vào tháng 12 năm ngoái là một ví dụ điển hình. Nó đã chạm trán với đám mây tích điện ở độ cao khoảng 15.000 m.

“Những cơn bão xuất hiện mỗi ngày và những phi công phải học cách tránh chúng. Họ đạt được 99% thành công. Tuy nhiên, 1% rủi ro vẫn luôn tồn tại và xảy ra khi máy bay bay quá gần hoặc ở trong cơn bão”, nhà phân tích hàng không chia sẻ.

>>> Bên cạnh đó là cách làm bánh trung thu ngon

Lỗi của con người

Các con số thống kê có thể chênh lệch, tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng tình rằng lỗi do con người gây ra chiếm tỷ lệ lớn trong các khả năng gây ra tai nạn máy bay. Những lỗi này chủ yếu do phi công gây ra.

Plane Crash Info phân tích 1.015 vụ tai nạn máy bay khắp nơi trên thế giới, từ năm 1950 đến 2010, và chỉ ra rằng lỗi của phi công là yếu tố chiếm đến 53% lý do.

“Hệ thống của máy bay rất phức tạp và tinh vi, có nhiều tầng hệ thống hỗ trợ. Những tai nạn thường do lỗi của phi công. Nếu ai đó nói với tôi rằng máy bay không an toàn, tôi sẽ trả lời, bạn đừng nên sợ máy bay, hãy sợ con người”, Bailey nói.

Và khi tổng hợp tất cả các sai lầm của kỹ thuật viên, nhân viên kiểm soát không lưu và phi công, hãng Boeing ước tính, con người chịu trách nhiệm khoảng 80% các vụ tai nạn máy bay.

Đôi lúc, lỗi do con người gây ra kết hợp với một số yếu tố khác sẽ gây ra các vụ tai nạn thảm khốc. Ví dụ như quyết định của phi công khi đối mặt với thời tiết xấu hoặc khi họ xử lý vấn đề do lỗi kỹ thuật gây ra.

Một trong những trường hợp gần đây có thể nhắc tới là chuyện xảy ra với chuyến bay GE235 của hãng hàng không TransAsia Airways. Phi cơ rơi tại Đài Loan hồi tháng 2 khiến 43 trong số 58 người trên máy bay thiệt mạng.

Rắc rối bắt đầu khi một trong hai động cơ của máy bay bị trục trặc. Tuy nhiên, nhà chức trách tin rằng, sai lầm trong buồng lái mới là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn.

“Phi công đã vô tình tắt và khởi động lại sai động cơ là nguyên nhân chính”. Bailey cho hay, các phi công cũng chỉ là người bình thường. Họ cũng gặp phải nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm lý như căng thẳng trong gia đình, áp lực công việc, mệt mỏi hoặc thiếu chú ý… Tình trạng này có thể là bước khởi đầu dẫn đến thảm họa.

Cố ý

Một nguyên nhân ít khi xảy ra trong các vụ tai nạn máy bay, chỉ chiếm khoảng 8% trong số các vụ tai nạn máy bay gây chết người kể từ năm 1950, nhưng cũng là một trong những giả thuyết đáng sợ: phá hoại có chủ ý.

Các vụ tấn công hôm 11/9/2001 tại Mỹ hay trường hợp gần đây của chuyến bay 4U9525 với cơ phó tự sát là những ví dụ điển hình. Bailey cho rằng, các trường hợp như thế đặc biệt đáng lo ngại.

“Hầu hết các phi công là những người tâm huyết. Nhưng là con người, ai cũng có các vấn đề riêng”, ông chia sẻ.

Dù những con số thống kê vẽ ra một viễn cảnh vô cùng đáng sợ, một điều mà không ai có thể phủ nhận: máy bay là loại phương tiện vô cùng an toàn.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết, tỷ lệ tai nạn máy bay toàn cầu năm ngoái là thấp nhất trong lịch sử; tương đương với việc cứ 4,4 triệu chuyến mới có một chuyến xảy ra tai nạn. Tổng số các trường hợp tử vong do tai nạn hàng không gây ra cũng ở mức rất thấp trong lịch sử, dù số lượng các chuyến bay tăng nhiều trong những thập kỷ gần đây.