Những dấu hiệu trong tháng đầu mang thai

(me yeu con) – Đợi khi thai lớn mới biết mình sắp làm mẹ? Đi khám hay dùng các biện pháp thử mới biết mình mang thai? có cần thiết không khi chỉ cần chú ý dấu hiệu mang thai tháng đầu sẽ biết được sự hiện diện của bé yêu trong cơ thể của mình rồi  – dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu nhận biết mang thai tháng đầu - Ảnh 1Dấu hiệu nhận biết mang thai tháng đầu. (Ảnh minh họa)

Ngực

Tăng kích thước, căng tức , đầu ngực đổi màu… là một trong những dấu hiệu mang thai tháng đầu của thời kỳ mang bầu. Sau khi thụ thai 1-2 tuần người người mang thai sẽ thấy những dấu hiệu này.

Ốm nghén

Sau thụ thai vài ngày hiện tượng nôn và buồn nôn sẽ là minh chứng rõ rành nhất. Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng, nhưng cũng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Thường ta hay quen gọi là nghén.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi mang thai

Khi mang thai cơ thể ba bau phải hoạt động cho cả 2 người . Sẽ có những thay đổi như nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng….đôi lúc cơ thể điều chỉnh không kịp sẽ gây nên váng đầu,chóng mặt cũng là điều dễ hiểu . Bình thường vào giai đoạn đầu của thai kỳ, huyết áp của bạn giảm dần. Giữa thai kỳ đạt mức thấp nhất và cuối thai kỳ sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu bạn bị ngất, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Đau bụng

Tử cung mở rộng sẽ khiến bạn có cảm giác đau bụng nhẹ. Đây là dấu hiệu sẵn sàng đón em bé bạn đừng lo lắng nhé.

Đau lưng

Thường sẽ là ở phần thắt lưng hoặc dọc sống lưng. Nhưng không sao đâu, con càng lớn thì dây chằng càng giãn ra và gây nên hiện tượng đó thôi.

Tiểu nhiều lần

Khi có thai, tử cung giãn ra theo em bé lớn lên và đè vào bàng quang gây tiểu lắt nhắt. Triệu chứng này mất đi khi tử cung to lên vượt khỏi tiểu khung ( tử cung có chiều cao khoảng 4cm, chiều rộng khoảng 4 – 5cm, nằm trong tiểu khung, giữa bàng quang ở phía trước và trực tràng ở phía sau ) và sẽ trở lại vào cuối thai kỳ, khi đầu thai nhi lọt xuống tiểu khung nằm đè lên bàng quang.

Khó thở

Trong thời kỳ thai nghén bạn cần thêm nhiều oxy để cho thai nhi phát triển. So với việc chỉ thở cho một mình mình khi chưa quen bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt.

Mệt mỏi

Khi xảy ra nhiều sự thay đổi đòi hỏi cơ thể phải tăng tốc để thích nghi kịp thời dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên cũng có thể do yếu tố môi trường công việc hay cuộc sống… gây nên.

Nhạy cảm với mùi

Có những mùi trước đây thấy nó bạn vô cùng hứng khởi như mùi món ăn yêu thích, mùi nước hoa của ông xã…hay mùi khó chịu như thuốc lá… với bất kì mùi nào bạn cũng có biểu hiện nhợn ở cổ họng và buồn nôn. Hãy tập sống chung với điều này theo thời gian con lớn lên. Thời gian nghén rời xa bạn là mọi chuyện sẽ lại ổn thôi.

Tâm trạng thất thường

Tâm trạng thay đổi đột ngột không theo một nguyên tắc nào như đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Không cần uống thuốc hay trị liệu theo bất kì phương pháp nào. Thoải mái đi vào một ngày đẹp trời nào đó bỗng dưng nó sẽ biến mất.

Đầy hơi và táo bón

Giai đoạn này kéo dài từ kỳ mang thai cho đến tận sau sinh vài tháng, để khắc phục tình trạng này hãy chăm uống nước

Thân nhiệt tăng

Đây là một điều dễ hiểu thôi vì máy móc chạy nhiều cũng nóng lên mà. Huống gì cơ thể chúng ta đang dung nạp mọi thứ cho cả 2 người?

Thèm ăn:

Khi có thai khẩu vị cũng trở nên khác thường. Bỗng nhiên thích ăn chua hay ăn ngọt, và cũng có thể ăn liên hoàn nếu tình trạng nghén xảy ra nặng.

Trễ kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên sẽ thoáng qua tâm trí báo hiệu cho bạn thông tin“bạn đã có em bé”. Trễ trên 10 ngày ở phụ nữ kinh nguyệt đều là điều cần lưu ý. Tuy nhiên có những trường hợp có thai mà không nhận biết được trễ kinh đó là những bé gái chưa có kinh nguyệt, những trường hợp kinh thưa,phụ nữ đang cho con bú….

Việc chuẩn đoán vấn đề hệ trọng để đón thành viên mới không thể chỉ dựa vào các dấu hiệu mang thai tháng đầu này hoàn toàn. Hãy dùng que thử hoặc đến trung tâm y tế dể được chăm sóc thai sản tốt hơn nhé.