Ăn nhiều chất béo có liên quan nhiều đến ung thư phổi?

Những người ăn nhiều chất béo bão hòa – loại chất béo “xấu” có trong thực phẩm như bơ và thịt bò sẽ có nguy cơ mất đi khả năng songkhoe và bị ung thư phổi cao hơn người khác.

So với những người không ăn nhiều chất béo, những người ăn nhiều chất béo tổng hợp và chất béo bão hòa có nguy cơ mắc ung thư phổi cao tới 14%. Nếu hút thuốc lá, nguy cơ của những người này sẽ cao hơn 15%.

Theo các nhà khoa học tại ĐH Y Vanderbilt (Nashville, Tennessee, Mỹ) nhận định dù cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ ung thư phổi là không hút thuốc, nhưng với một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp đẩy lùi căn bệnh.

Cụ thể, phát hiện của nhóm nhà khoa học cho thấy việc tăng hấp thu chất béo không bão hòa đa song song với việc giảm nạp chất béo bão hòa, đặc biệt ở những người hút thuốc và bỏ thuốc gần đây, có thể giảm không chỉ bệnh tim mạch mà cả ung thư phổi.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến khích chế độ ăn dùng dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa, ăn nhiều hạt, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá và gia cầm. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đường, muối…

Thay thế 5% calorie từ chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có liên quan đến việc giảm 16% rủi ro ung thư phổi tế bào nhỏ và giảm 17% rủi ro bị loại nguy hiểm hơn là ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi.

Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là không thể theo dõi sự thay đổi trong chế độ ăn trong thời gian dài, cũng chưa tính đến đường và chất béo chuyển hóa.

Các nghiên cứu trước cũng phát hiện rằng ăn nhiều dầu không bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ngoài ra, thói quen ăn uống xấu cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.