Nguyên tắc 3 không của HLV Miura

Nguyên tắc "3 không" của HLV Miura khi vào Sài Gòn

HLV Miura tỏ ra cứng rắn với nguyên tắc kỷ luật nghiêm ngặt khi đưa tuyển U23 Việt Nam vào Sài Gòn để tập luyện và thi đấu giao hữu.

Không cho báo chí quấy rầy

Theo tin từ bongdaso, một trong những điều HLV Miura cứng rắn và quyết liệt nhất là ông không cho cánh phóng viên tiếp cận quá gần cầu thủ. Trong những ngày tập luyện ở trung tâm đào tạo trẻ của VFF tại Mỹ Đình (Hà Nội) do các sân tập không có khán đài nên ông HLV Miura tạm chấp nhận để các phóng viên tác nghiệp bên hông đường pitch dọc sân. Tuy nhiên ket qua bong da hom nay khi vào TPHCM và ra sân tập ở sân Thống Nhất, mặc dù đường pitch chạy điền kinh ở sân rất rộng (hơn 8m) nhưng HLV Miura vẫn cương quyết không cho phóng viên xuống sân, buộc tất cả phải lên khán đài.

Quyết định này đến từ chuyện năm ngoái, khi đưa ĐTVN vào sân Thống Nhất tập chuẩn bị cho lich thi dau bong da hom nay, HLV Miura khá bực dọc vì thấy quá nhiều phóng viên đứng lảng vảng ngay chỗ khu kỹ thuật hoặc đứng sát mép cỏ hay nói chuyện ồn ào. Lần này, HLV Miura cấm tiệt báo chí quấy rầy buổi tập của đội, ông không muốn các học trò phân tâm trong buổi tập vì những phóng viên đứng “xớ sớ” ngoài đường biên.

Trong nhiều đời HLV ngoại của BĐVN, ông Miura là người khó khăn nhất với báo chí với những nguyên tắc cứng rắn, khác hẳn phong cách cởi mở, vui vẻ của HLV Calisto.

Không trả lời phỏng vấn

Kể từ khi đội tuyển U.23 VN tập trung vào mùng 6 Tết nguyên đán đến giờ, HLV Miura trả lời phỏng vấn 3 lần trong đó có 2 lần là ở cuộc họp kỹ thuật và sau trận đấu với U.23 Indonesia. HLV Miura chỉ trả lời phỏng vấn ở ngoài sân tập đúng 1 lần và sau đó không nói gì thêm. Nguyên tắc của HLV Miura là không trả lời phỏng vấn báo chí hằng ngày, vì những gì cần nói ông sẽ nói khi họp kỹ thuật.

bong da

Phóng viên phải lên hết khán đài, không được xuống đường pitch là yêu cầu của HLV Miura

Dẫn quân vào Sài Gòn, HLV Miura tiếp tục duy trì nguyên tắc “nói không” với báo chí. Một trợ lý ngôn ngữ của HLV Miura cho hay ngoài nguyên tắc làm việc riêng thì sau một thời gian tìm hiểu đời sống báo chí ở Việt Nam thì HLV Miura thấy số lượng báo chí thể thao ở Việt Nam rất lớn, dành thời lượng rất nhiều cho bóng đá nên sự thoải mái với phóng viên mang lại khá nhiều phiền toái.

Vốn đã quen với kiểu gặp mặt thoải mái rồi đặt vấn đề phỏng vấn sau mỗi buổi tập như dưới thời HLV Riedl, Calisto, Falko Goetz nên giờ gặp cảnh siết chặt kỷ luật của HLV Miura thì cánh phóng viên phải làm quen, dù thực sự không mấy thoải mái.

Không cười giỡn với học trò khi tập

Quan sát buổi tập đầu tiên của tuyển U.23 VN tại sân Thống Nhất, suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ hầu như không thấy HLV Miura nở nụ cười hay chọc giỡn với các học trò. Đối với các trợ lý người Việt như Trần Công Minh, Lê Tuấn Long, Trần Quốc Tuấn và cả trợ lý thể lực người Nhận Shinichi khi trao đổi giáo án hay muốn truyền đạt điều gì, ông Miura đều giữ nét mặt nghiêm nghị.

Ông Miura không cấm cầu thủ cười đùa với nhau khi tập luyện nhưng bản thân ông thì tuyệt đối không trêu đùa với học trò. HLV Miura luôn giữ một khoảng cách khiến các cầu thủ có cảm giác “kính nhi viễn chi” (kính nể nhưng không gần gũi). Trên sân tập hay trong lúc chỉ đạo, HLV Miura luôn là người khó chịu, cau có và luôn phàn nàn khi thấy cầu thủ không làm đúng ý. Hầu hết cầu thủ khi làm việc với HLV Miura kể cả ở ĐTVN đều nhận xét ông thầy người Nhật nguyên tắc và khó chịu hơn nhiều so với các HLV người châu Âu trước đó.