Nàng dâu thời hiện đại

Lâu nay, quan hệ về mẹ chồng – nàng dâu luôn được xem là mối quan hệ xung khắc và thủ phạm thường quy về một mối… tại mẹ chồng. Mẹ chồng cay nghiệt, khó tính, khó ưa, hay săm soi con dâu… Thế nhưng, len lỏi đâu đó trong các gia đình hiện đại, mẹ chồng lại chính là nạn nhân. Cùng báo phụ nữ khám phá nhé!

Dù nhà chỉ có một mình Phong (Q. Bình Thạnh, TP.HCM), nhưng trước khi cưới, vợ anh khăng khăng bắt anh cam đoan sau khi cưới, vợ chồng anh phải sống riêng, chỉ tại vợ anh không muốn chung đụng với nhà chồng, không muốn làm dâu, đặc biệt cô ấy vẫn rất thích tự do, bay nhảy, không thích về nhà đúng giờ, ăn đúng bữa và quan trọng là không thích ai xen vô cuộc sống riêng của cô ấy. Trách nhiệm của đứa con một trong gia đình nên anh nghe rất chói tai, nhưng vì yêu thương nàng thật lòng nên anh cũng “ừ” đại cho qua chuyện.

nang-dau-thoi-hien-dai2

Dâu nay quá khác biệt

Được quán triệt ngay từ đầu nên sau mấy ngày sống chung với gia đình, vợ chồng anh xin phép ra riêng với lý do “Chúng con chuyển lên căn hộ gần trung tâm thành phố cho tiện việc đi lại, làm việc”. Anh Phong dù không muốn xa bố mẹ nhưng làm sao cãi được “lệnh” vợ, khi đêm nào cô ấy cũng ỉ ôi là phải chuyển ra ở riêng càng sớm càng tốt. Khi vợ chồng anh chị trình bày lý do ông bà chỉ biết há hốc mồm, chẳng nói nên lời.

Bạn có dám khẳng định suc khoe sinh san của mình thật tốt. Hãy khám phá

Rồi lâu lâu, dâu về thăm ông bà nhưng cũng như chuồn chuồn chập nước, lượn qua một vòng và biến mất tăm vì lý do bận rộn. Mất công ông bà nghe tin con về thăm là đi chợ từ sáng sớm chọn mua thức ăn ngon, về nhà 2 ông bà hì hục làm cho con ăn, ai dè chỉ có 2 ông bà ngồi nhìn nhau chằng buồn động đũa. Ngày thường là vậy, nhưng đến ngày giỗ kỵ gì cũng thế, con dâu chỉ ghé qua ngồi mâm như khách và đưa cái phong bì khách sáo rồi cũng biến mất dạng. Con dâu bảo chỉ tại con dâu bận, con dâu không biết nấu nướng nên không giúp gì được cho bố mẹ.

Những hôm con dâu hắt hơi sổ mũi, ông bà sốt sắng tay xách nách mang qua chăm sóc dâu, nhưng những hôm trái gió trở trời người già mệt mỏi, ủ dột thì đợi mãi con về thăm nhưng chẳng mấy khi con hỏi thăm thật lòng.

nang-dau-thoi-hien-dai1

Có những hôm vợ chồng con trai hờn dỗi nhau vì chuyện cơm nước. Bấy lâu nay, vợ chồng quen ăn ngoài để căn bếp nguội ngắt, mẹ khuyên nhủ con dâu thì nàng to tiếng ngay: “Mẹ không nên can thiệp vào cuộc sống của bọn con. Bọn con bận rộn, tiện đâu ăn đó cho dễ, nấu nướng làm gì cho rách việc. Hoặc nếu cần bọn con thuê oshin, họ hầu hết”. Con dâu mồm miệng tía lia, mẹ chỉ biết đắng họng, thở ra ngao ngán. Dâu xưa, mẹ chồng chỉ cần húng hắng một tiếng là hết hồn vía, dâu nay tự chủ về kinh tế, muốn nói gì mà chẳng được, mẹ chỉ biết tủi thân vì thương con trai, lo cho hạnh phúc của con nên chỉ biết… nhẫn nhịn.

Nhà chỉ có 2 anh em, cô em út đi lấy chồng xa, coi như vợ chồng Quốc Đạt (Nhân viên thiết kế Q.3) là chỗ dựa tinh thần trong nhà. Vợ chồng anh công việc bận rộn, vì vậy, sau mấy tháng ở cữ sinh con, vợ anh giao con cho mẹ chồng chăm để tiếp tục công việc. Mẹ cũng đến tuổi nghỉ ngơi, sức khỏe mấy năm nay có phần yếu đi, thế nhưng vì thương con thương cháu nên bà không quản chăm sóc cháu nội còn đỏ hỏn. Cả ngày bà bù đầu với cháu, tối mẹ cháu về bà lại giành hết công việc nhà vì bà bảo để mẹ con con có thời gian chơi với nhau.

Thương con thương cháu là vậy, nhưng cũng không thể làm vừa lòng con dâu, những hôm cháu khỏe thì không sao, hôm nào thấy con sụt sịt là con dâu lại bóng gió, tại bà thế này, tại bà thế kia… Hôm vừa rồi, mẹ lại lỡ tay cho chiếc đầm kiểu của con dâu vào máy giặt, máy đánh nhàu nhĩ làm mất dáng chiếc đầm thế là mẹ một phen… điếng lòng vì nghe dâu đay nghiến chồng “Chắc tại mẹ anh không ưa em, không muốn em chưng diện nên mới hại em, đi tong cái váy của em mấy triệu bạc”. Mẹ nghe mà điếng lòng, vì lâu nay, trong lòng mẹ luôn nghĩ con nào cũng là con, mẹ thương không hết lấy đâu mà ghét, mà hại con?

Thương con mẹ luôn lo lắng, bày vẽ cho con dâu từng tí, nhất là thời gian con ở cữ… Nhưng những điều mẹ nói ra con đều cãi, và làm ngược lại. Mẹ biết con dâu thời nay có học thức, có hiểu biết và tin khoa học hơn là những kinh nghiệm của người già như mẹ, song trong sâu thẳm điều mẹ luôn thấy là giữa con và mẹ có một khoảng cách vô hình nào đó mà chẳng thể gần gũi được. Con luôn có thái độ nghi kỵ, ám ảnh và có một định kiến vô hình nào đó về mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu.

Nguyên nhân tại định kiến

Chẳng biết định kiến về mẹ chồng đến từ đâu và đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người nên những cô gái chuẩn bị bước về nhà chồng thường thủ cho mình những thủ thế để “chơi” lại mẹ chồng. Mẹ chồng thường được những cô dâu ví von là “khác máu tanh lòng”, thường là những người gây sự, mọi bất hòa gia đình cũng xuất phát từ nhân vật này mà ra.

Vợ Phong là người phụ nữ hiện đại lại có khả năng kiếm tiền nên cô càng muốn có cuộc sống tách biệt với gia đình chồng. Phụ nữ ngày xưa thường quan niệm “Yêu chồng là yêu cả họ hàng nhà chồng”, có lẽ quan điểm đó không còn đúng với nhiều cô dâu ngày nay, vì lối suy nghĩ và lối sống hơi ích kỷ của nhiều bạn trẻ thời nay. Họ đã sai khi nghĩ rằng mình có thể rũ bỏ trách nhiệm khi ra sống riêng, và chỉ biết đến duy nhất chồng mình mà thôi.

Theo ý kiến của các chuyên gia tâm lý, dù xã hội có phát triển đến đâu thì cái gốc của gia đình sẽ không thay đổi, nhất là tình cảm máu mủ trong gia đình. Mối quan hệ với gia đình chồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững và hạnh phúc ấm êm của gia đình nhỏ của bạn. Mẹ chồng – nàng dâu có hòa hiếu thì gia đình mới ấm êm. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc răn dạy con cái về sau, ảnh hưởng đến người đầu gối tay ấp của mình, vì đơn giản mình có yêu thương ba mẹ họ thì mới mong họ tôn trọng mình.

nang-dau-thoi-hien-dai3

Và điều quan trọng, bạn là dâu của thế hệ trẻ, là thế hệ có tri thức, có hiểu biết vì vậy bạn nên nhìn nhận mọi việc cho thấu đáo, không phải mẹ chồng nào trên đời cũng hắc ám, bạc bẽo… nhất là những bà mẹ hiện nay càng ít con ít cháu nên có lẽ cách hành xử của mẹ chồng hiện đại cũng đã thay đổi. Để thay đổi điều này, bạn nên vứt bỏ cái định kiến tồn tại bấy lâu nay, hãy mở lòng và cư xử chân thành với mọi người trong gia đình, hãy học cách sống gần gũi, biết sẻ chia và giữ một cái tâm trong lành để đón nhận những tình cảm của mọi người xung quanh.