Mỹ đã có cách đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat

Được coi là khắc tinh của Đòn tấn công toàn cầu, vì vậy nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Sarmat của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Mỹ.

Trang Zvezda dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga hiện nay có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ và khiến Mỹ bất lực chịu trận.

  • >> Dự đoán soi cau và tiếp tục dự đoán kết quả soi cầu miền bắc hôm nay

Nói về sức mạnh của tên lửa Sarmat, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi ICBM Sarmat được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Theo ông Yuri Borisov, việc phát triển ICBM Sarmat đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.

Ông Borisov cũng khẳng định, tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.

  • Đọc thêm: Cùng xem Xo so mien bac để xem hôm nay bạn có là người may mắn không nhé

Thứ trưởng Borisov cho biết thêm, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Skip in 7…Ad finishes in 29 seconds

my-co-cach-nao-chan-duoc-ten-lua-sarmat-cua-nga_101338492

Hiện nay, những thông số của ICBM Sarmat vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số nguồn tin, tên lửa Sarmat nặng 105 tấn và mang theo phần chiến đấu nặng 10 tấn.

Mỹ có thể đánh chặn

Theo những thông tin được Nga công khai về ICBM Sarmat, đây rõ ràng là thách thức lớn với bất cứ hệ thống phòng thủ tiên tiến nào trên thế giới.

  • >> Chúng ta cùng nhau xem lại bảng SXTG hôm qua xem những bộ số nào xuất hiện đặc biệt trên bảng kết quả xổ số của các tỉnh khu vực này

Tuy nhiên, tuyên bố Nga đưa ra mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và cơ hội đánh chặn Sarmat với Mỹ không phải là không có bởi hiện nay Mỹ đang sở hữu mạng lưới phòng thủ nhiều tầng với hệ thống BMD, GMD, Aegis… và đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD.

Chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật tinh vi.

Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.

Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.

Khi chiến đấu, “mắt thần” AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung).

Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.

THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km.

Hệ thống đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3. THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng.

Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.