Mẹ bầu hãy cẩn trọng thai đa ối

Thai đa ối là hiện tượng nghe có vẻ lạ vì nó xảy ra ở không nhiều phụ nữ. Thế nhưng chúng ta không nên xem thường hiện tượng này bởi nó có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới suc khoe sinh san của mẹ.

Thai đa ối (dư ối – chứng Polyhydramnios) nghĩa là có quá nhiều nước ối trong tử cung (dạ con). Nó chiếm tỷ lệ chưa đầy 1% ở phụ nữ mang thai. Nước ối (dịch ối) bao quanh em bé của bạn và bảo vệ bé khỏi tổn thương nếu có va chạm vào bụng hay bụng mẹ bị chèn ép. Chất lỏng này cũng đóng phần quan trọng trong việc bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng, giúp phổi trưởng thành. Lượng nước ối tăng dần lên cho đến khi đạt khoảng 800-1000ml tại tuần 36-37 của thai kỳ. Sau đó, lượng nước ối giảm nhẹ tới tuần 40. Bé thường xuyên nuốt nước ối và bài tiết qua các cơ quan trong cơ thể như cơ chế đi tiểu. Bằng cách này, bé tự kiểm soát số lượng nước ối xung quanh mình. Khi khả năng cân bằng mong manh này bị phá vỡ, nước ối có thể tăng nhanh chóng (trường hợp nặng có thể lên tới 3000ml, gấp 3 bình thường).

>>> Theo dõi dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên tại đây.

Thai đa ối

Dấu hiệu bạn có thai đa ối

Đa ối thường bắt đầu từ khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Bạn có thể thấy bụng bầu lớn quá nhanh, làn da được kéo căng và sáng bóng. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở nhất là khi leo cầu thang. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, ợ nóng nghiêm trọng, táo bón, chân sưng lên và giãn tĩnh mạch .

Khi bác sĩ tiến hành kiểm tra, kết quả có thể cho thấy bào thai lớn hơn so với tuổi. Bác sĩ cũng có thể khó khăn nghe nhịp tim thai vì quá nhiều chất lỏng xung quanh. Người mẹ cũng thấy khó khăn để cảm nhận thai đạp.

Siêu âm có thể xác định đa ối. Siêu âm sẽ đo lượng chất lỏng bao quanh bào thai, xác định chỉ số nước ối (AFI). Nếu AFI hơn 24cm thì là đa ối. Chỉ số AFI càng cao thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây thai đa ối

Không dễ tìm nguyên nhân gây đa ối và đôi khi, nguyên nhân không thể xác định. Đa ối có thể do trục trặc ở bé, ở nhau thai hay ở mẹ. Nguyên nhân có thể gồm:

– Mang thai đôi.

– Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như rubella, toxoplasmosis và bệnh giang mai.

– Có bệnh tiểu đường (không kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn) gây tăng lượng nước tiểu của bé và làm gia tăng khối lượng nước ối.

– Một vấn đề bẩm sinh ở bé, xảy ra với khoảng 20% trường hợp của đa ối, là có thể do tắc nghẽn trong thực quản, có nghĩa rằng bé không thể nuốt nước ối và kiểm soát lượng nước ối xung quanh bé. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bé gặp vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương hoặc với tim hay thận.

triệu chứng thai đa ối

Kiểm soát triệu chứng thai đa ối

Nếu bạn không biết có bệnh tiểu đường, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu có tiểu đường, bạn sẽ được bác sĩ điều trị để giảm lượng đường trong máu. Điều này giúp giảm số lượng nước ối.

Trong 2 tháng cuối, bạn có thể phải đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn để đảm bảo thai kỳ đúng tiến độ. Tùy nguyên nhân gây thừa ối, bạn có thể phải dùng một loại thuốc làm giảm sản xuất nước tiểu ở bào thai. Điều này có thể gây các nguy cơ như chuyển dạ sớm hoặc nhau thai bắt đầu đứt khỏi thành tử cung.

>>> Xem thêm cách làm bánh bao đơn giản

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bởi vì tử cung của bạn bị sưng, có thể gây sinh non. Bạn nên nhập viện ngay nếu vỡ nước ối hoặc bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt.

Khoảng 1/5 thai phụ đa ối chuyển dạ và sinh con sớm bởi vì tử cung của mẹ đơn giản là không thể giữ em bé với lượng chất lỏng lớn này thêm nữa. Điều quan trọng là bạn nên nhập viện nếu có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần 37.

Ngay cả khi bạn sinh con đúng dự kiến thì bạn cũng cần được theo dõi cẩn thận. Lượng nước dư thừa trong tử cung khiến bé khó lọt đầu xuống xương chậu của mẹ. Vì thế, khi vỡ ối, có nguy cơ dây rốn sẽ cuốn vào đầu của bé. Nếu trường hợp này xảy ra, người mẹ cần được chỉ định mổ lấy thai.