Mangthai muộn chị em nên lưu ý

Phụ nữ trên 30 tuổi mới mang thai có thể được gọi là muộn và cũng có nhiều nguy cơ rủi ro nếu không chú ý một số điều cơ bản.

Những nguy cơ

– Phụ nữ sau 30 tuổi có thể coi là thời gian khó mang thai. Bởi vì thời gian này trứng của người phụ nữ có xu hướng giảm về chất lượng và chị em có thể ít rụng trứng hơn những giai đoạn trước đây chính vì vậy khả năng thụ thai dĩ nhiên cũng bị giảm theo.

– Mang thai muộn, thai 37 tuan có thể gặp những nguy hiểm cao trong sự phát triển nhiễm sắc thể, ví dụ như phát triển những nhiễm sắc thể bất thường gây hội chứng Down.

– Nhiều nguy cơ đẻ non.

– Khi mang thai có thể bị tiểu đường.

– Có thể thụ thai nhiều trứng. Khi lớn tuổi, dù số lần rụng trứng ít hơn nhưng sự thay đổi hormone có thể làm bạn ‘sản xuất’ nhiều hơn một trứng mỗi khi rụng trứng. Ngoài ra, một số phụ nữ lớn tuổi nhận được sự hỗ trợ sinh sản và điều này giúp tăng cường rụng trứng. Vì vậy khả năng mang thai đa trứng có thể xuất hiện khi bạn lớn tuổi.

– Trong thời kỳ mang thai 38 tuan sẽ phải gặp nhiều biến chứng khó lường.

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai muộn - ảnh 1

Phụ nữ lớn tuổi mang thai có rất nhiều nguy cơ (ảnh: Internet)

Một số lời khuyên

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sinh con. Lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn có thai là cách tốt nhất để có một thai nhi khỏe mạnh. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định liệu cơ thể bạn có đủ khả năng có thai hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ là người trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn quan tâm về thai sản.

– Chế độ ăn phù hợp. Phụ nữ mang thai 39 tuan, đặc biệt là phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi hoặc những người thường xuyên gặp rủi ro khi mang thai nên có một chế độ ăn giàu a-xít folic, canxi, sắt và protein. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung vitamin trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

– Duy trì cân nặng. Trước khi mang thai, bạn phải đảm bảo mình có thể trạng tốt. Phụ nữ béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI là 30 hoặc cao hơn) có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Những phụ nữ lớn tuổi mà lại bị béo phì thường có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Khi mang thai, phụ nữ có thể tăng trọng lượng trung bình khoảng 11 đến 16 kg. Nhưng những phụ nữ có thân hình hơi béo một chút thì không nên tăng quá nhiều cân. Phụ nữ mang thai nên tìm các chuyên gia sức khoẻ để được tư vấn về trọng lượng, chế độ ăn uống và các bài tập thể dục.

– Phụ nữ mang thai không nên uống đồ uống có cồn, hút thuốc hoặc ở những nơi có khói thuốc. Điều này đặc biệt với những phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi vì khả năng thâm nhập độc tố vào cơ thể cao hơn.

– Trong thời gian mang thai, người mẹ phải có lối sống lành mạnh, luôn vui vẻ để làm cho thai nhi cũng khoẻ mạnh và vui vẻ. Tập thể dục và đi bộ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.