Mang thai và làm mẹ chính là niềm hạnh phúc vô bờ

Mang thai và làm mẹ chính là niềm hạnh phúc vô bờ của bất kì người mẹ nào nhưng để trải qua chặng hành trình mang thai vất vả quả không phải là điểu dễ dàng gì với các mẹ bầu.

Có thể có những triệu chứng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và thậm chí là vô cùng khó chịu, dẫn tới tình trạng căng thẳng khó kiểm soát. Và một trong những tình trạng mẹ bầu có thể gặp phải là dị ứng khi mang thai khiến không ít người khổ sở vì tình trạng ngứa ran khắp người trong thời gian mang thai. Chuyện các thai phụ thường hay cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi mang thai. liệu đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không và có cách nào để khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn hay không?

dị ứng khi mang thai

Trong thời gian mang thai hoạt động của các cơ quan và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rõ rệt nhất là những biến đổi về nội tiết. Đó là nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ bị dị ứng và tình trạng dị ứng.

Dị ứng khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí hữu ích cho cơ thể của bạn vì nó báo hiệu khi bạn có gì đó không ổn trong cơ thể. Nhưng khi đó là phản ứng mạnh mẽ với một tác nhân cụ thể như phấn hoa hay lông vật nuôi thì được xem là một dạng dị ứng. Rất niều bà mẹ lo lắng liệu dị ứng khi mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Câu trả lời là em bé của bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả, trừ khi bạn có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm gián đoạn thai kỳ.

Dị ứng khi mang thai thường kèm theo các biểu hiện như ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa là những dấu hiệu của dị ứng, thường do bệnh sốt vào mùa hè. Các dạng dị ứng khác có thể gây phát ban, nổi mề đay, sưng mặt hoặc da bị ngứa, đỏ. Một số người dường như bị dị ứng do yếu tố di truyền. Những người khác có thể do tiếp xúc lần đầu hoặc lặp đi lặp lại với chất gây dị ứng tiềm năng.

Phòng bệnh luôn là giải pháp tốt nhất. Thuốc dị ứng có thể được sử dụng trong khi mang thai, nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay từ khi bắt đầu mang thai để được tư vấn cách kiểm soát dị ứng hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen súc miệng, xông mũi bằng nước muối sinh lý, xịt mũi và mặc quần áo thoáng mát vào ban đêm.

chống dị ứng khi mang thai

Cách điều trị cho tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu do làn da của bạn bị căng hoặc bị khô, lưu ý những cách đơn giản sau đây:

– Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Việc này có thể làm khô da và khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Bạn nên sử dụng loại xà bông nhẹ không mùi vì một số mùi hương có thể gây kích thích. Tắm kỹ cho thật sạch xà phòng, sau đó lau khô người nhẹ nhàng. Bạn cũng nên dùng các sản phẩn làm từ bột yến mạch và tắm với nước ấm.

– Nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức. Điều này còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu.

– Nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

– Nên chọn loại sữa tắm có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

– Nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.

– Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.

– Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

– Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

– Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu dinh dưỡng,  vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.

– Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.