Mang thai – Chuyện gì đang diễn ra trong tử cung

Công nghệ siêu âm và các công cụ điện tử cao cấp khác giúp chúng ta có thể “nhìn sâu” vào bên trong tử cung. Nhờ đó, phát hiện được thai nhi có thể nhận được và phản ứng với những tác động tự nhiên từ bên ngoài, thông qua một “sân chơi ảo giác”… Cùng dấu hiệu mang thai tìm hiểu xem khi mang thai thì chuyên gì đang diễn ra trong tử cung bạn nhé.

Bào thai đang “lắng nghe” bạn:

Khả năng nghe của em bé phát triển mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thai nhi có thể nghe thấy âm thanh từ khi được 20 tuần tuổi và bị giật mình bởi tiếng động lớn lúc 25 tuần. Âm thanh lớn có thể gây ra những thay đổi trong nhịp tim, khiến cho em bé chuyển động nhiều phía, liên tục trong bụng mẹ.

Các nhà khoa học cho rằng, tử cung là nơi thực sự tràn ngập âm thanh. Ở đó, thai nhi có thể nghe được tiếng chảy của dòng máu, tiếng động từ hệ tiêu hóa, tiếng đập mạnh của trái tim, giọng nói của mẹ. Tiếng ồn từ bên ngoài cơ thể mẹ bị bóp nghẹt hơn, nhưng thai nhi có thể nghe thấy khá rõ ràng. Những âm thanh tần số thấp được bào thai nghe dễ hơn (ví dụ, giọng nam giới nghe rõ hơn giọng nữ, âm nhạc dễ nhận biết hơn các âm thanh khác). Trẻ sơ sinh thường được an ủi, cảm thấy yên tâm hơn khi được nghe một câu chuyện, một bài hát mà chúng đã từng được nghe nhiều lần khi còn ở trong bụng, thậm chí cả các chương trình truyền hình mà mẹ hay xem khi mang thai.

Xem thêm: Cach lam mut dua thơm ngon đón tết.

Mang thai – chuyện gì đang diễn ra trong tử cung Bào thai đang lắng nghe bạn

Cho nghe nhạc đúng thời điểm có thể giúp phát triển não bộ của bào thai. Tiến sĩ Rên Van der Carr (Học viện California) cho rằng, thai nhi có thể “hít thở” không gian âm nhạc, nên quá trình kích thích âm thanh không chỉ làm tăng kết nối thần kinh, phát triển bộ não, mà còn được tương tác nhiều hơn với cha mẹ. Ông cho rằng, bố mẹ nên học cách “kích thích” thai nhi trong khoảng 5 – 10 phút/lần và 2 lần/ngày. Có những chuyên gia tâm lý cho rằng, hiệu ứng Mozart trong âm nhạc với trẻ sơ sinh đã bị phóng đại, bởi âm nhạc cũng chỉ là một khía cạnh góp sức trong sự phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ vẫn cứ nên nghe nhạc, nếu bạn thực sự thích điều đó. Đơn giản, những bản nhạc yêu thích sẽ giúp tâm trí bạn được nhẹ nhõm, thư thái và có tác dụng thực sự với thai nhi.

Xem thêm: Cách nấu thịt đông đậm đà hương vị.

Các giác quan của thai nhi:

Khả năng “động chạm” của thai nhi phát triển sớm trong thai kỳ, bằng cách khám phá thành tử cung, dây rốn, thậm chí cả bộ phận cơ thể và dành nhiều thời gian cố chạm vào khuôn mặt của chính mình. Vào đầu tuần lễ thứ 9, em bé bắt đầu biết phản ứng khi môi và các vùng quanh miệng chạm vào nhau. Sang tháng thứ 8, bàn tay thai nhi có thể di chuyển tới vùng miệng mở, chạm vào đó – một phản xạ khởi đầu cho việc bé tập mút ti mẹ hoặc tu chai sữa sau khi chào đời.

Mùi và hương vị thường khó để phân biệt, nhưng từ khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi đã có thể nuốt và hít vào nhiều loại thực phẩm mà bạn đã ăn thông qua nước ối. Ba tháng cuối, em bé có thể phân biệt được những vị đắng, cay, ngọt, chua và thể hiện được sở thích của mình trước mỗi hương vị đó. Theo các nhà nghiên cứu, việc nhận biết mùi và vị từ lúc trong bụng mẹ thực sự là những bài học đầu đời chuẩn bị cho cuộc sống sau này của bé. Trẻ sơ sinh không chỉ có cảm giác an tâm với những mùi vị quen thuộc khi đã được làm quen trong bụng mẹ, mà sẽ quen hơn với hương vị của sữa mẹ, giúp bé yêu thích và “khoái” món ăn này.

Thai nhi cũng bắt đầu làm quen với cảm giác cân bằng trong vùng nước ối. Khi mẹ thay đổi tư thế hoặc cử động, bào thai cũng thay đổi để thích ứng với các vị trí và tư thế của mẹ sao cho thuận nhất. Những chuyển động này của thai nhi cũng kích thích một cấu trúc trong tai, giúp cho não xử lý thông tin về các chuyển động và vị trí cơ thể. 25 tuần tuổi, thai nhi sẽ có khả năng phản xạ cân bằng để đến khi mẹ lâm bồn, bé sẽ quay đầu ngược xuống chuẩn bị cho sự chào đời. Chuyển động này cũng kích thích sự thay đổi cảm xúc của em bé. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bé nhiều hơn khi mình hoạt động. Sau này, mỗi lúc bé khóc nhè, cáu gắt, bạn có thể dỗ con bằng cách đu đưa hay lắc nhẹ. Hành động này giúp bé nhớ lại những trải nghiệm khi còn nằm trong bụng. Thị giác bé phát triển và tiếp tục hoàn thiện từ những tháng cuối trong bụng mẹ cho tới khi bé được sinh ra. Mí mắt của bé sẽ chưa mở ra cho tới tháng thứ 7. Ánh sáng thâm nhập vào tử cung có thể khiến cho bào thai hiếu động hơn.

Như đã đề cập, sự “khuấy động” thai nhi chỉ góp một phần nhỏ trong quá trình phát triển của trẻ sau này. Điều quan trọng là môi trường giáo dục, cách chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ mới thực sự là nền tảng giúp trẻ thông minh và giỏi giang hơn. Tìm hiểu những gì đang diễn ra hằng ngày trong bào thai của mẹ có tác dụng nhất định trong quá trình gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và em bé. Và, còn gì kì diệu và thiêng liêng hơn khi được chờ đón khoảnh khắc đầu tiên lúc em bé chào đời!