Khi cầu thủ Man City phớt Ăng-lê

Sự điềm đạm đặc trưng của người Anh có vẻ như đang gây ra những hiểu nhầm không đáng có trong chuyến du đấu đến Việt Nam.

Trong một video đang lan truyền trên mạng, các cầu thủ nổi tiếng của Man City như Joe Hart, David Silva, Samir Nasri, Raheem Sterling… tuyệt không hé răng khi người quay phim đứng xa, liên tục yêu cầu họ nói những câu phổ thông như “Xin chào Việt Nam” hay “Tôi yêu Việt Nam”. ket qua bong da cập nhật liên tục tại bongdaso

Nhiều người đã tỏ ra bức xúc trước thái độ lạnh lùng của những cầu thủ đến từ xứ sương mù. Họ cho như vậy là không thân thiện, họ bảo cầu thủ Man City coi thường người quay phim, hay rộng ra là coi thường cả người Việt Nam.

Video ngắn ngủi ấy thật sự là điều đáng buồn, lẽ ra không nên có khi tiếp đón một đội bóng mạnh đến Việt Nam du đấu.

2-3805-1437985273.jpg

Các cầu thủ Man City tỏ ra khác bình thản trước các CĐV nước ngoài, chứ không riêng gì Việt Nam. Ảnh: Reuters.

Hãy tưởng tượng: bạn đang đi trên đường, đột nhiên có một người xuất hiện, cầm máy quay chĩa vào người bạn và bắt bạn làm một điều gì đó. Bạn sẽ hành xử thế nào trong tình huống ấy? Bạn sẽ làm theo một cách phục tùng hay tỏ thái độ khó chịu? các bàn thắng đẹp nhất ngoai hang anh mùa giải vừa qua

Đúng là các cầu thủ của Man City là người của công chúng, nhưng họ đang ở trong khách sạn. Họ cần có những giây phút riêng tư, nhất là sau chuyến bay dài chín tiếng từ Australia. Họ không muốn bị “tập kích” theo kiểu như thế. Nếu muốn quay phim, lẽ ra nên có một chiếc máy quay chuyên dụng, có một người lịch sự xin phép họ cho tác nghiệp, đề nghị họ trả lời vài câu hỏi… Nếu họ từ chối, chúng ta thậm chí còn phải xin lỗi vì làm phiền.

Đấy là phép tắc cư xử thông thường, nó lại càng quan trọng khi tiếp những người nước ngoài, những nhân vật có ảnh hưởng nhất định đến xã hội. Một tấm ảnh David Beckham chụp người phụ nữ chở đứa con của mình trên đường phố, một tay lái xe, một tay cầm điện thoại chụp hình, trên đầu không có mũ bảo hiểm tại Việt Nam ngay lập tức có hàng triệu lượt like và hàng nghìn lượt chia sẻ. Bạn thích Việt Nam “nổi tiếng” theo cách đó không?

Phớt tỉnh Ăng lê là cụm từ ám chỉ một đặc tính của người Anh, vốn nổi tiếng bình thản, giỏi che giấu cảm xúc. Người quá nhiều xúc cảm, đặc biệt là nam giới, bị coi là người yếu đuối, tầm thường, không xứng đáng là một quý ông (gentleman).

Nếu Sterling, Silva hay Nasri viết một câu than phiền trên Facebook hoặc Twitter về cách mà người quay phim kia đối xử với họ, mọi việc sẽ như thế nào? Họ đâu phải là đứa trẻ con để làm theo mệnh lệnh của người lớn, họ đâu có trách nhiệm phải “xin chào” khi không biết người quay phim kia sử dụng hình ảnh ấy vào mục đích gì? Và còn câu “Tôi yêu Việt Nam” nữa? Có cần gượng ép đến mức yêu cầu người ta nói yêu mình khi họ không biết nó vuông tròn thế nào? xem boi tinh yeu theo cung hoang dao

Việt Nam vốn đã “vang lừng bốn bể” vì những lý do không tốt. Jose Mourinho đã ít nhất ba lần nhắc về bóng đá Việt Nam, với toàn ý mỉa mai, châm biếm. Và bóng đá Việt Nam không cần thêm một ví dụ “sống động” nào như thế nữa.