Hội chứng thai chậm phát triển

Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, gọi tắt là IUGR, xảy ra ở khoảng 3-5% trường hợp mang thai. Đây là tình trạng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế; do đó, em bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường.

Thông thường ngay từ dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên kích thước vòng bụng của người mẹ sẽ phát triển tương đương; do vậy được so sánh với số tuần mang thai. Mặc dù kích thước này ở mỗi mẹ bầu là khác nhau nhưng vẫn có những dấu hiệu tiêu chuẩn cho biết em bé đang phát triển ở bên trong ra sao. Ví dụ, vào cuối giai đoạn đầu (ở tuần 12), tử cung của người mẹ thông thường sẽ phát triển đến vùng xương mu. Đến khi thai 20 tuần thì phần trên cùng của tử cung (hay còn gọi là đáy tử cung) sẽ cao ngang rốn của người mẹ.

Thai chậm phát triển

Cách phát hiện sớm hội chứng thai chậm phát triển

– Trước khi chuẩn bị có thai, người mẹ nên đi thăm khám dù cơ thể đang khoẻ mạnh.

– Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.

– Đi khám thai ngay khi mới bị chậm kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.

– Thăm khám thai: Lưu ý để bác sĩ đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.

– Vào tháng thứ tư, bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm). Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.

Tham khảo thêm kiến thức suc khoe sinh san tại đây.

– Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung. Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì mẹ cần lưu ý là thai nhi có thể bất thường.

thai chậm phát triển

Điều trị và kiểm soát hội chứng thai chậm phát triển

Việc điều trị thường dựa trên việc giám sát chặt chẽ để đảm bảo thai nhi không bị thương tổn. Siêu âm thường xuyên, theo dõi thai nhi, khám tiền sản định kỳ cho người mẹ và thường xuyên cân đo là những cách thức tiêu chuẩn để kiếm soát tình hình.

Khi các bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng em bé nên được ra ngoài hơn là tiếp tục ở lại trong tử cung của mẹ thì sẽ cần phải tiến hành thúc sinh, hoặc mổ lấy thai. Khi đó, rõ ràng phải cân nhắc hết sức cẩn thận giữa những điều được và mất; vì bé sinh non thường có một số rắc rối đi kèm.

>>> Có thể bạn quan tâm cách làm bánh flan tại nhà

Người mẹ cần tăng cường nghỉ ngơi, xin tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng và cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái. Bé mắc chứng IUGR rất dễ bị căng thẳng và kiệt sức. Đó là lý do vì sao phương pháp sinh thường thường không được chọn.

Lưu ý sau sinh

Các em bé mắc IUGR vẫn có thể phát triển rất tốt, miễn là bé không bị bất thường gì.

Mẹ cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non là thức ăn hoàn hảo cho bé sơ sinhvì nó giàu calo, béo và kháng thể để chống nhiễm trùng.

Cho bú theo nhu cầu của bé chứ không thể theo giờ giấc định sẵn, cho đến khi em bé đuổi kịp các tiêu chuẩn về thể trạng bình thường.

Thăm khám đều đặn cho bé cũng hết sức quan trọng. Bé cần phải được thường xuyên cân đo và ghi lại trên biểu đồ tăng trưởng để theo dõi. Những bé nào có dấu hiệu đi xuống trên biểu đồ tăng trưởng của mình thì cần phải được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và tư vấn chặt chẽ.