Doanh nghiệp xả thải sẽ bị xử phạt như thế nào

Theo tờ xo so đưa tin Trong trường hợp cáo buộc Formosa gây ô nhiễm khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là sự thật, Việt Nam có thể xử phạt thế nào nếu học theo kinh nghiệm từ các nước đang phát triển trên thế giới?  

cá
Cá chết hàng loạt ven biển miền Trung, nghi do ô nhiễm từ Formosa. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Tại các quốc gia đang phát triển, có 2 hướng nhằm “xử phạt” các công ty gây ô nhiễm môi trường: Công khai vi phạm và xử phạt doanh nghiệp, cũng như đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ cộng đồng để bù đắp lại những thiệt hại mà họ đã gây ra. Xem thêm xsmb hôm nay tại đây

Về việc công khai vi phạm và xử lý doanh nghiệp, hãy xem một số quốc gia trên thế giới từng làm gì: Năm 2012, chính phủ Gabon đưa ra một quyết định đầy tranh cãi bằng việc tước quyền kinh doanh, khai thác ở mỏ dầu Obangue từ tay Tập đoàn Dầu khí Addax và trao lại cho Công ty Dầu quốc gia Gabon.

Cũng phải nói thêm, Addax là công ty con ở nước ngoài có quy mô lớn nhất của Sinopec, Tập đoàn lọc hóa dầu lớn nhất nhì Trung Quốc. Việc làm này vi phạm nghiêm trọng hợp đồng giữa phía Sinopec và chính phủ Gabon. Tuy nhiên chính phủ Gabon vẫn kiên quyết thực hiện điều này vì lý do phía Addax đã “vi phạm trắng trợn luật pháp” khi hoạt động kinh doanh tại mỏ dầu Obangue, bao gồm gây ô nhiễm môi trường.  Bên cạnh đó là kết qua xs mn tại đây.

cá 1
Rừng bị tàn phá tại khu vực Addax khai thác dầu. (Ảnh: Petro Global News)

Sau đó Gabon đã cho phép Addax quay lại khai thác tại mỏ Obangue, nhưng công ty tiếp tục vi phạm, xâm hại môi trường. Hậu quả là mới đầu tháng trước, một bồn chứa hóa chất đã phát nổ khiến 1 công nhân thiệt mạng và 7 người thương nặng.Các bạn quan tâm kqxsmb xem chi tiết tại đây. Việc này được dự báo sẽ chấm dứt vĩnh viễn hoạt động kinh doanh của Addax tại mỏ dầu này, và có thể là cả tại Gabon.

Bản thân Formosa cũng từng bị phạt nặng vì đưa rác thải nhiễm độc thủy ngân vào Campuchia hồi năm 1998. Số rác thải này khiến nhiều người ngộ độc, trong đó có ít nhất 1 người thiệt mạng. Sau khi vụ việc được làm sáng tỏ, Formosa đã phải xin lỗi công khai, bồi thường cho những người bị hại và chở rác thải quay về Đài Loan.

Một “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp thế giới là Tập đoàn Chevron trong năm 2013 từng bị Tòa án Ecuador xử phạt số tiền khổng lồ 9,5 tỷ USD vì công ty mẹ Texaco đã đổ chất thải ô nhiễm ra rừng Amazon trong suốt 40 năm. Dù vậy, mức án này được xem là… nhẹ và may mắn với Chevron, bởi án sơ thẩm còn yêu cầu họ phải bồi thường số tiền gấp đôi là 19 tỷ USD.

cá 2
Chất thải đen kịt được Texaco đổ ra rừng Amazon. (Ảnh: AFP/Rodrigo Buendia)

Năm 2014, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tập đoàn Kolin đã phải hầu tòa và bị cấm xây dựng vì chặt 6.000 cây ô liu để lấy mặt bằng xây một nhà máy điện mới. Việc này ban đầu cũng bị người dân biểu tình phản đối dữ dội bởi số ô liu này rất có giá trị. Khoảng 100 nhân viên tập đoàn này có dính líu đến vụ việc bị sa thải.

Tại Trung Quốc, năm 2013 có tới 88 công ty ở tỉnh Sơn Đông bị xử phạt số tiền lên tới 1 triệu nhân dân tệ vì vi phạm trong quá trình chôn chất thải, khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng. Trung Quốc cũng là nước được dự báo sẽ lâm vào tình trạng khan hiếm, ô nhiễm nước cục bộ từ nay đến năm 2025.

Cũng là ở Trung Quốc, trong năm 2010, công ty khai khoáng Tử Kim bị phạt gần 10 triệu nhân dân tệ vì để rò rỉ hơn 9.000 mét khối nước thải tại một mỏ đồng ở tỉnh Phúc Kiến ra sông Đinh Giang. Lượng nước thải này đã giết sạch toàn bộ số cá trên sông, ước chừng lên tới 2 ngàn tấn. Số cá chết bốc mùi trên cả một đoạn sông kéo dài 10km.

cá 3
Cá chết trên sông Đinh Giang. (Ảnh: News.cn)

Ngay cả quốc gia phát triển hàng đầu thế giới và nổi tiếng “xanh” như Nhật Bản cũng từng chịu ô nhiễm nặng nề trong thập niên 60-70 – thời kỳ công nghiệp hóa. Thảm họa môi trường lớn nhất là 2 vụ ngộ độc thủy ngân diễn ra tại 2 tỉnh Kumamoto và Niigata. Có tổng cộng 214 nguyên đơn đứng ra kiện các doanh nghiệp có trách nhiệm và được bồi thường tới 1,2 tỷ yên; tuy nhiên họ vẫn đòi bồi thường thêm 2,1 tỷ yên nữa.

Còn về việc đề nghị doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ cộng đồng có thể nằm dưới các hình thức: Yêu cầu doanh nghiệp cam kết hoặc tự nguyện, cũng như những Chương trình cộng đồng do chính quyền hoặc bên thứ ba điều hành. Tuy vậy, hình thức này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển vì phụ thuộc nhiều vào mức độ tự nguyện của doanh nghiệp.

Một ví dụ tiêu biểu là công ty xe hơi John’s Garage tại Malta đã trồng 100 ngàn cây xanh trong giai đoạn 2011-2014 ở quốc đảo này. Hình thức cam kết trồng cây nhằm cân bằng khí thải nhà kính cũng được tập đoàn Dell áp dụng.

cá 4
Dell quy đổi lượng khí thải nhà kính từ mỗi thiết bị của hãng phát ra tương ứng với mức đóng góp để trồng cây khắc phục.

Ở Ghana, kể từ năm 2011, chính phủ nước này quy định một luật mới yêu cầu mỗi năm, tối thiểu 30% doanh thu từ hoạt động khai thác dầu khí phải chuyển tới Quỹ Bình ổn và Quỹ đầu tư cho tương lai tại Ghana. Tính riêng trong năm 2012, quỹ này đã nhận được 73 triệu USD.

Thực chất ở Việt Nam cũng có một vài doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu thực hiện cam kết tự nguyện hỗ trợ cộng đồng, ví dụ như công ty Tango Candy nằm tại Khu Công nghiệp Tân Đức (huyện Đức Hòa, Long An). Doanh nghiệp này tuyển chủ yếu là phụ nữ địa phương, những người có sức khỏe chỉ đảm bảo để làm bánh kẹo thủ công, qua đó tạo công ăn việc làm đảm bảo cho lao động phổ thông địa phương.