Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được lấy ý kiến rộng rãi

Bộ Giáo dục xác định được thực trạng, thành tựu và hạn chế của công tác biên soạn, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khoa học có tính khả thi cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.

>>>Xem tra cứu điểm thi tốt nghiệp thpt 2015 quốc gia

Chiều 22/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo thông tin về thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa. Ông Đoàn Văn Ninh, Phó vụ trưởng Trung học, trưởng ban thường trực Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa cho hay, ngày 27/3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 404 phê duyệt đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, tuy nhiên trên thực tế, Bộ đã chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện đổi mới này từ lâu.

ong-Ninh-JPG.jpg

Ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học.

Bộ Giáo dục cũng nghiên cứu, tham khảo tài liệu về phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa của các nước phát triển, đồng thời mời các chuyên gia quốc tế tham gia báo cáo, trình bày tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn để xác định những nguyên tắc và nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, 7 trường đại học sư phạm trọng điểm đã được chỉ đạo tham gia đóng góp xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, chủ động tham gia nghiên cứu, đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại giáo viên một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới.

Trưởng ban thường trực đổi mới chương trình, sách giáo khoa thông tin, để có chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các giáo viên, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục ở các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu… đã được mời tham gia thiết kế.

“Cho đến nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về cơ bản đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Bộ Giáo dục tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện, để đưa ra thảo luận, xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội”, ông Ninh nói.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ bổ sung lực lượng tham gia xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đồng thời xây dựng, hoàn thiện và công bố minh bạch tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn người tham gia Ban biên soạn chương trình, sách giáo khoa, cũng như hội đồng thẩm định chương trình, sách giáo khoa.