Chú ý dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Theo website me va be cho biết từ tháng thứ 8, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu sẽ gặp ít nhiều khó khăn bởi sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi sẽ chèn ép dạ dày và ruột, làm tăng chứng ợ nóng và khiến bầu khó có thể ăn nhiều trong một bữa. Để đảm bảo vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé cưng phát triển, mẹ nên điều chỉnh gì trong thực đơn dinh dưỡng giai đoạn này?

Xem thêm dat ten cho con

1/ Vitamin và khoáng chất

Canxi và sắt vẫn là những thành phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Điều này sẽ giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị “thất thoát” trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt như các loại rau có lá xanh, chất đạm từ động vật và hải sản. Đăc biệt, bầu nên hạn chế lượng natri ăn vào xuống 2300 milligram mỗi ngày hoặc thấp hơn để giảm sự giữ nước, nhất là nếu bạn bị cao huyết áp.

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

2/ Chất đạm, carbohydrate và chất béo

Tháng thứ 8, thai nhi vẫn đang duy trì mức tăng trưởng khá nhanh, tăng 200 g mỗi tuần. Vì vậy, bé cưng cần mẹ bổ sung rất nhiều chất đạm trong giai đoạn này để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, chất đạm từ các nguồn động vật, bơ sữa, rau đậu, và quả hạch cũng sẽ giúp bạn sửa chữa các mô bị tổn thương khi trong quá trình sinh nở.

Có thể bạn quan tâm nhac ba bau

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu nên đảm bảo bổ sung từ 75 đến 100gr chất đạm mỗi ngày khi mang thai. Ngoài ra, bầu cũng nên tăng cường các axit béo omega-3 có trong cá, có thể tạo điều kiện cho việc phát triển não bộ của bé. Đồng thời, giảm lượng đường tiêu thụ để kiềm chế sự tăng cân quá mức trong giai đoạn này nhé!

3/ Giảm thiểu những vấn đề về dạ dày và ruột

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, do sự chèn ép của thai nhi và sự gia tăng nồng độ progesterone, tình trạng ợ nóng có thể sẽ trở thành “món nợ” đeo đẳng mẹ bầu. Để đối phó với tình trạng này, thay vì ăn những hoa quả tươi như bình thường, bầu nên ưu tiên những loại rau củ được nấu chính, vì chúng sẽ tạo ít hơi và làm giảm khó chịu cho dạ dày của mẹ.

Một số thực phẩm có thể khiến bạn bị ợ nóng trong khi người khác có thể ăn bình thường. Vì vậy, hãy nhớ rõ những thực phẩm không hợp với mình và hạn chế ăn nếu có thể.

Chế độ ăn uống cho bà bầu: Món nào tốt cho hệ tiêu hóa?

4/ Ăn ít nhưng nhiều lần

Một bữa tối thịnh soạn với đủ thứ từ súp khai vị cho đến món tráng miệng hấp dẫn có lẽ không phải là ý tưởng hay với các mẹ bầu trong tháng thứ 8 của thai kỳ. Thay vì ăn quá nhiều trong một lần, bầu nên tập trung vào các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe và mỗi lần ăn một ít. Chú ý nạp thêm năng lượng cho cơ thể sau mỗi 4 tiếng một lần, và tuyệt đối không được để bản thân “rơi” vào tình trạng “đói meo” bầu nhé!

Có thể bạn chưa biết cây lược vàng và công dụng chữa bệnh tuyệt hảo