Bạo lực học đường

Lâu nay, đa số người lớn chúng ta cho rằng bạo lực học đường, có lỗi thầy cô. Việc ấy, có thể đúng, nhưng chưa đủ.

Có thể bạn quan tâm:

Không chỉ những học sinh trong trường mới sợ những đại ca học đường mà ngay chính các thầy cô giáo, người đang trực tiếp hàng ngày giáo dục, dạy dỗ các em cũng rất sợ những “đại ca” của lớp, của trường.

Nắm đấm

Thầy cô sợ vì nhiều lẽ, sợ bị quậy phá trong giờ học không dạy được, sợ bị ảnh hưởng đến thi đua của lớp mình chủ nhiệm, sợ bản thân bị kỷ luật vì những vi phạm của học sinh…và sợ chính mình cũng bị “bạo hành” mà không kìm chế nổi sẽ gây nên nhiều chuyện đáng tiếc.

Thầy giáo đánh học sinh, học sinh đánh lại thầy ngay tại bục giảng – Trường THPT Nguyễn Huệ – Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Dư luận đã từng “dậy sóng” vì hình ảnh hai thầy trò đánh nhau trên bục giảng nhưng lỗi đầu tiên thuộc về học sinh quá vô lễ và thầy giáo đã không đủ bình tĩnh, bản lĩnh để xử lý cho khéo léo.

Hay một học sinh nữ ở Đồng Hới, Quảng Bình bực tức vì bị cô giáo ghi tên mình không thuộc bài vào sổ đầu bài, đã xông lên bục giảng túm tóc và đánh cô giáo ngay trong lớp học.

Gần đây nhất là chuyện học sinh xé áo, đánh thầy vỡ mũi tại cổng trường học…Và còn nhiều, rất nhiều những câu chuyện học trò “bạo hành” thầy cô đang diễn ra hàng ngày ở khắp nơi.

Ngoài việc bị chính học sinh của mình “bạo hành” bằng vũ lực, chuyện bị “bạo hành” bằng tinh thần diễn ra thường xuyên, liên tục hầu như trường nào cũng có.

“Cần số thì đây cho”

Giận thầy cô, nhiều em lên facebook trút giận bằng những lời lẽ khiếm nhã, thô tục. Các em đi học nhưng chẳng bao giờ chú tâm vào việc học. Ngồi trong lớp, không tập trung nghe giảng, luôn quậy phá và chọc ghẹo bạn này đến bạn kia.

Nhắc đến em L.U học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở T.H thị xã La Gi nhiều thầy cô dạy nơi đó những năm về trước vẫn không thể quên nổi chuyện em không thuộc bài bị thầy cô nhắc nhở, em kéo cả nhóm bạn xông vào lớp đánh thầy dạy lý ngay trên bục giảng.

Chưa hả cơn giận, tối tối cả nhóm còn hè nhau ném “bom xăng” tự chế vào khu tập thể nơi thầy cô giáo đang ở, gây nên cảm giác hoảng sợ, bất an cho nhiều thầy cô trong suốt thời gian dài.

Những học sinh “đại ca” này thường là những “cậu ấm cô chiêu” được nuông chiều từ nhỏ, được trang bị “từ chân đến răng”.

Dù được nhắc nhở nhiều lần, gặp gỡ gia đình để trao đổi nhưng ba mẹ nói họ cũng bất lực với chính con của mình.

Không có được sự hợp tác từ phía gia đình học sinh, các thầy cô cũng bất lực với những tình huống khó đỡ, dở khóc dở cười của nhiều em.

(GDVN) – Bạo lực là sức mạnh được dùng với mục đích cưỡng ép, hay trấn áp. Vì vậy, cho dù được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, bạo lực đều có tính tiêu cực.

Nếu là giáo viên bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Cô H. một giáo viên trường trung học phổ thông bất ngờ đặt câu hỏi làm chúng tôi lúng túng: “Mình đang dạy học trên lớp, học sinh D. không chịu ngồi yên, hết nói leo lại làm mất trật tự…

Mình nói: Em không nghe lời, cô sẽ mời ba mẹ em lên trao đổi.

Trò D. đứng bật dậy, vênh mặt lên cất giọng đầy thách thức: Mời thì mời, sợ đếch gì. Có cần số điện thoại không, đây đọc cho.

Thật tình lúc đó, cơn tức nghẹn đắng cổ nhưng phải làm lơ để dạy, nếu mình chú tâm đến nó quá nhiều sẽ không còn thời gian dành cho những học sinh khác”.

Rồi chuyện thầy cô đang giảng bài, có em ngang nhiên ngồi dưới lớp nhại lại giọng nói rồi cười lớn, hay việc học môn này lấy sách, vở ngồi làm bài tập môn khác…Khi được hỏi thì trả lời trống không: Vì đây không thích học môn này…

Khi học sinh bị bạo hành dư luận thường đặt câu hỏi: Thế thầy cô ở đâu?

Xin thưa! chính các thầy cô giáo cũng bị “bạo hành” bởi những học sinh “đại ca” như thế.

Gia đình các em bất lực, trường học lại không được phép kỉ luật nghiêm. Những “đại ca” học đường ngang nhiên tung hoành mà không sợ gì cả.

Xem thêm: Kết quả xo so mien nam ngày hôm nay