Quá trình phát triển của thai nhi tuần 15

trong tuần thai thứ 15 tay của bé bắt đầu hình thành dấu vân thay rồi nhé các mẹ. Bé của bạn đã biết nheo mắt, cau mày, thậm chí còn cười mỉm trong bụng mẹ. Thật nhanh phải không các mẹ em bé của bạn đã bước vào thời kỳ thai nhi 15 tuần tuổi Trong tuần thai này em bé của bạn có những thể biểu lộ những cử chỉ buồn cười trên khuôn mặt.

thai nhi 15 tuần tuổi

 

>> Bí quyết sinh con trai

Thời điểm 15 tuần thai nhi em bé của bạn dai khoảng 93 – 103mm, trọng lượng khoảng 85gram (bằng kích thước của một quả táo). Mặc dù mí mắt vẫn còn đóng nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu bạn dùng đèn pin chiếu ở bụng, bé có khả năng di chuyển ra khỏi chùm tia sáng. Bé đang bận rộn hút nước ối qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí trong phổi của bé phát triển. Chân của bé phát triển dài hơn cánh tay của mình và đã có thể di chuyển tất cả các khớp xương và tứ chi.

Sự thay đổi của bạn trong thời kỳ thia nhi tuần 15

Trong tuần thai thứ 15 em bé của bạn có khả năng quay đầu. Bé còn có thể dùng tay tạo thành nắm đấm hoặc lấy ngón tay chỉ chân mình. Mặc dù những hành động này không có ý thức. Bé bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi. Xương của bé trở nên linh hoạt nhưng vẫn đủ mềm để chui qua âm đạo của mẹ, khi mẹ sinh thường. Xương của bé chỉ đủ độ cứng khi bé bước vào tuổi tập đi. Đôi tai của bé gần như đã ở đúng vị trí.

Khi bước vào giai đoạn này các mẹ nên chú ý đến khầu phần ăn của mình bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầuluôn được nhiều người chú ý và quan tâm tới nhiêu, hãy đảm bảo bữa ăn của bạn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

Mẹ cần khoảng 300 calo mỗi ngày. Tăng cường rau củ trong khẩu phần ăn các mẹ nhé. Tự thưởng cho mình vài món tráng miệng nhưng hãy chắc chắn là ăn chúng ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ bởi chứng ợ nóng sẽ khiến các mẹ khó có một giấc ngủ ngon.

Trong khi đó nằm sấp sẽ tạo áp lực mạnh đối với em bé đang lớn. Đó chính là một nguyên nhân để bạn có thể làm quen với cách nằm nghiêng từ bây giờ. Khi thai lớn, bạn có thể sử dụng một vài chiếc gối mềm và nhỏ để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Có thể kê gối sau lưng hay giữa hai đầu gối để thoải mái và ít căng bụng.

Đây là khoảng thời gian bạn cần đầu tư nghiên cứu các loại sách chăm sóc sức khỏe thai sản và cho trẻ sơ sinh. Bởi vì cơ thể của bạn ngả về phía sau nên dây chằng giãn đi khiến bạn dễ bị đau lưng.

Do càng ngày bụng của bạn càng to ra trong suốt quá trình mang thai nên việc tìm được một tư thế ngủ thoải mái trở nên khó khăn hơn. Một số người thậm chí sẽ cảm thấy khó thở khi nằm ngủ.

Thăm khám y tế

Bác sỹ bắt đầu đo chiều cao tử cung và vòng bụng của bạn vào từng thời điểm trước khi sinh. Chiều cao này tùy thuộc vào vị trí của đứa trẻ trong bụng. Chiều cao tử cung dài thì có thể bé ở tư thế đứng trong khi chiều cao tử cung ngắn thì có thể bé ở tư thế nằm ngang. Siêu âm hay khám vùng chậu có thể xác định các trường hợp này.

Nếu kích cỡ áo ngực không còn vừa vặn, bạn có thể cần phải đầu tư vào loại đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai. Áo ngực thai sản sẽ giúp bạn thoải mái với dây đai rộng và được làm bằng chất liệu không kích thích núm vú của bạn đang trong giai đoạn nhạy cảm.

Bạn có thể thay đổi khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng lưu ý rằng nếu không được cùng một người đo, kết quả biểu đồ về chiều cao tử cung, thước đo phát triển của bé sẽ không chính xác.

Ngoài ra bạn còn có thể được chỉ định xét nghiệm chọc dò ối. Nó thường được thực hiện giữa tuần thứ 15 đến tuần thứ 21. Với tỉ lệ chính xác khá cao (lên tới 99%), chọc nước ối có thể phát hiện hội chứng Down, rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền gồm cả bệnh Tay-Sachs, xơ nang… Chọc dò ối thường được chỉ định cho thai phụ trên 35 tuổi vì đó là độ tuổi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao. Tuy nhiên, nhóm thai phụ bị nghi ngờ sinh con dị tật cũng được chỉ định chọc dò ối.

Tập thể dục

Nên tập vài bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu bị chuột rút, bạn có thể nhờ chồng xoa bóp hoặc dùng một miếng chườm nóng (lạnh) đắp lên chỗ co rút. Nên kê thêm gối và gác chân cao lên khi ngủ để hạn chế chứng chuột rút này. Ở đây, bạn cũng có cơ hội gặp gỡ thêm các mẹ bầu khác để cùng chia sẻ và trao đổi những trải nghiệm cũng như kinh nghiệm.

Không phải là quá muộn để các mẹ đăng ký một lớp yoga trước sinh, một chế độ nhẹ nhàng kết hợp với vận động thể dục được thiết kế đặc biệt cho cơ thể đang thay đổi của bạn với các kỹ thuật thở.

Bơi lội là môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu ở giai đoạn này, nó giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.

 

Mối quan hệ với chồng

Ham muốn tình dục của bạn có thể đã trở lại trong giai đoạn này do những triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi do tam cá nguyệt đầu tiên qua đi. Hãy tận dụng lợi thế đó vì nó có thể biến mất khi tam cá nguyệt thứ ba bắt đầu. Nhưng tránh tư thế truyền thống vì nằm ngửa lúc này không phải là ý tưởng tốt vì nó có thể gây áp lực quá nhiều vào các tĩnh mạch cung cấp oxy cho em bé.

Bây giờ cơ thể bé là một khối đồng nhất, đã đến lúc vợ chồng cùng thảo luận và đi đến quyết định một cái tên đáng yêu nhất cho bé. Để làm quen dần với tư thế nằm nghiêng, bạn có thể nhờ chồng hỗ trợ, giúp bạn điều chỉnh gối để cảm thấy dễ chịu. Nếu được thì hãy nhờ anh ấy massage chân và lưng trước khi đi ngủ để vợ thư giãn và ngủ ngon hơn.