Nữ sinh đánh nhau lột cả nội y: Nạn "đầu gấu" trong học đường bùng nổ

(Tin nhanh) Chuyện nữ sinh đánh nhau rồi lột đồ, lột cả nội y của nhau những năm gần đây diễn ra ngày càng phức tạp và vô cùng đáng báo động.

Tháng 4/2014, cư dân mạng được một phen hú hồn với clip đánh nhau hội đồng của các nữ sinh Bãi Cháy – Quảng Ninh. Nhân vật chính bị một nhóm nữ sinh tát đánh tới tấp thậm chí còn bị lột cả nội y trước rất đông người. Thậm chí lúc nữ sinh này ngồi vục xuống khóc và lấy áo che ngực thì nhóm nữ kia vẫn không chịu buông tha. Phải đến khi một vài thanh niên đứng đó vào can thiệp nhóm này mới giải tán.

Ảnh cắt từ clip vụ nữ sinh đánh nhau lột nội y ở Bãi Cháy

Chuyện chưa dừng ở đó, mới đây lại xuất hiện thêm một vụ nữ sinh cấp 2 hỗn chiến tơi tả chỉ vì cùng yêu một chàng trai ở Hạ Long. Chị Lê Thị Lan Anh, chuyên gia tư vấn tâm lý của chương trình Tâm sự bạn trẻ 360, thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) Hà Nội chia sẻ: “Học sinh đánh nhau nghĩa là các em đang gặp khó khăn ví như khó khăn trong việc xử lý cảm xúc của bản thân mình (tức giận, thất vọng…) trước tình huống xung đột, mâu thuẫn; khó khăn trong việc sử dụng kĩ năng thương thuyết thay vì sử dụng bạo lực. Nếu các em hiểu được rằng bạo lực không phải là cách để giải quyết vấn đề, nếu các em có kĩ năng kiềm chế sự nóng giận, kĩ năng thương thuyết, kĩ năng giao tiếp tốt thì sự thể có thể sẽ khác đi. Nhìn vào hiện trạng này, cá nhân tôi cảm thấy buồn và mong muốn có sự đổi thay trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử của học sinh.” Bởi chưa tiết chế được cảm xúc, chưa nhận thức được hành vì mà chỉ vì một cái liếc mắt, mâu thuẫn tình cảm yêu đương tuổi mới lớn… mà các em nữ sinh cũng học đòi làm dân “giang hồ” đề dằn mặt nhau.

Cảnh hai nữ sinh Hạ Long đánh nhau được cắt ra từ clip (Ảnh Tuổi trẻ).

Điều đáng nói, những vụ nữ sinh đánh nhau lột đồ ngày một xuất hiện nhiều. Trước đây, nếu nhắc tới bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng thì các vụ xô xát xảy ra chủ yếu là các nam sinh. Vụ việc các nữ sinh đánh nhau liên tiếp ngày một manh động hơn cũng dấy lên nạn “đầu gấu” trong học đường ở khắp cả nước.

Nói về điều này chị Lan Anh tâm sự: “Thực tế không phải là thời gian gần đây chỉ xuất hiện nữ sinh đánh nhau mà các thông tin nữ sinh đánh nhau thường thu hút sự quan tâm của những người khác. Phân biệt nam sinh hay nữ sinh sử dụng bạo lực nhiều hơn hay ít hơn để giải quyết xung đột, mâu thuẫn không phải là vấn đề đáng bàn và quan trọng ở đây là chúng ta cần nhìn thấy hiện trạng chung là học sinh đã, đang và sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, từ đó, đưa ra cách thức giải quyết thực trạng này cho phù hợp”.

Để thay đổi được vấn nạn bức xúc trên cần có sự phối hợp hài hòa từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Học sinh sẽ không thể sử dụng sự thương thuyết (lời nói) để giải quyết vấn đề nều các em chứng kiến người lớn (bố mẹ, người thân…) cũng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Hay nếu nhà trường làm ngơ trước các hành vi bạo lực, xử lí nhẹ, không nghiêm minh, không công bằng và thỏa đáng thì hành vi bạo lực sẽ vẫn còn tiếp diễn. Chúng ta cần phải đầy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về nguyên nhân, hậu quả, ý nghĩa tiêu cực của hành vi bạo lực, trang bị cho các em kĩ năng kiềm chế sự nóng giận hoặc kĩ năng thương thuyết sẽ giúp các em có thể có cách hành xử khác đi khi đối diện với các tình huống có nguy cơ bạo lực. Đồng thời cần phải có sự phối hợp của tất cả toàn xã hội mới có thể giải quyết được vấn đề.

"Những con số chúng tôi đưa ra chỉ dành để cho các bạn tham khảo hằng ngày. Hãy chịu tránh nhiệm trước những quyết định của mình, Xin cảm ơn"