Những món ăn tốt cho sĩ tử

Kỳ thi đại học sắp đến, các sĩ tử của chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng bước vào mùa thi. Các mẹ đã biết nấu những món ăn bổ dưỡng, tăng cường trí não và dễ tiêu hóa cho con mình chưa ạ? Hãy cùng nhung mon an ngon tham khảo những món ăn giúp bổ sung năng lượng chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới nhé!

 

1. Cá hấp trứng:
                                 
Nguyên liệu:
– Trứng gà – 5 quả
– Phi lê cá – 200gr
– Măng tây – 10 cây
– Nấm hương – 20gr
– Cà rốt – 20gr
– Thịt nguội – 20gr
– Gừng – 1 củ
– Rượu trắng – 1 chén
– Đường – 1 thìa nhỏ
– Nước tương – 1/2 bát
– Muối – Vừa đủ
– Chanh – 1 quả
=>> Xem cach lam sua chua ngon, mịn tại đây!
Cách làm:
– Cà rốt, măng tây, nấm hương ngâm rửa sạch, cắt khúc ngắn vừa ăn và thái chỉ. Tương tự, thịt nguội các bạn cũng thái chỉ. Trứng đập ra bát, chơi xổ sốu.
– Phi lê cá rửa sạch, cắt thành các lát mỏng, rồi ướp với rượu, gừng, muối, đường và dầu ăn khoảng 10 phút.
– Sau khoảng 10 phút, cá đã ngấm gia vị, các bạn lấy ra, cuộn cà rốt, nấm hương, thịt nguội và măng tây lại.
– Trứng đen lọc qua rây cho cho mịn rồi trộn 2/3 chỗ trứng với 50 ml nước rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 7-10 phút
– Sau khoảng 7-10 phút hoặc khi mặt trứng cứng lại thì các bạn xếp cá cuộn rau củ lên trên và đổ nốt 1/3 chỗ trứng còn lại vào, tiếp tục hấp trong khoảng 10 phút cho cá và trứng chín thì tắt bếp
– Khi dọn, mình rưới nước tương lên trên và thêm một ít nước chanh để hương vị đậm đà hơn.
2. Bồ câu hầm đậu xanh, hạt sen:
                    
Nguyên liệu:
– 2 con bồ câu
– 500 gr lá ngải cứu
– 200 gr táo tàu, 1gr kỷ tử, 50 gr thục, 50 gr quy, 100 gr ý dĩ
– 200 gr thịt nạc thăn xay, 200 gr hạt sen, 50 gr đậu xanh, 50 gr gạo nếp.
Cách làm:
– Bồ câu làm sạch, bỏ hết phần lòng, chặt phần đầu, cổ và cánh để riêng, giữ nguyên con.
– Bắc một nồi nước lên bếp, cho kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm cùng với đầu, cánh và cổ bồ câu.
– Dùng một nồi khác ninh mềm hạt sen.
– Ngải cứu nhặt lấy phần lá non và ngọn, bỏ phần già, đun nước sôi lên luộc sơ, sau đó cho vào chảo xào với dầu ăn và gia vị.
– Dùng một cái tô lớn, cho hạt sen, nếp, đậu xanh, thịt nạc xay cùng kỷ tử, táo tàu, thục, quy, ý dĩ và lá ngải cứu vào trộn đều, nêm nếm gia vị.
– Nhồi hỗn hợp trên vào phần bụng bồ câu, sau đó dùng tăm ghim lại, để giữ phần nhân không rớt ra ngoài. – Cho bồ câu vào nồi nước hầm từ 3 – 4 tiếng đồng hồ.
– Bồ câu khi chín vớt ra ăn nóng, nước có thể dùng để uống nhiều lần.
– Cách ngày dùng 1 lần, thường dùng liền 1 tháng, giúp nâng cao trí nhớ thấy rõ.
3. Gà tiềm nhân sâm:
                                

Nguyên liệu:

– gà 1 con (trên 2 năm tuổi) khoảng 1,5 kg

– 1 xâu hạt sen Huế.
– nhân sâm 15g
– 50g táo tàu.
– 12 lát củ sen (dày 3,5 ly).
– 12 củ năng.
– 12 tai nấm đông cô.
– 2 trái dựa xiêm.
– 1 củ gừng nhỏ.
– Ngò, 2 trái ớt, 2 trái cà, gia vị.

Chuẩn bị:

– Gà giết mổ làm sạch, bỏ nội tạng, để gà ráo, ướp gà: Tiêu, muối, đường, bột ngọt,

tỏi bằm, dầu mè. Để gà thấm 15 phút.
– Sâm bổ lượng: ngâm, rửa sạch, cho vào nồi với 1 lít nước hầm cho mềm (lửa nhỏ). Rây lại.
– Hạt sen: ngâm vài giờ cho nở. Nấu lửa nhỏ với nước và 1/2 muỗng cà phê nước tro tàu. Đến khi hạt sen mềm
vớt ra rửa lại nước lạnh.
– Nấm đông cô: ngâm nước rửa sạch, dầu phi tỏi xào sơ, tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi.
– Củ sen: luộc mềm trong nước sâm bổ lượng.
– Củ năng: xào sơ nêm tiêu, muối, đường, bột ngọt.

=>> Xem thêm cách làm bánh tráng trộn tại đây!

Cách làm:

– Gà cho vào nồi đất ninh 2 giờ, lấy ra, xé phay, bỏ xương.

– Cho gà vào nồi, cho nước sâm bổ lượng vào, nước dừa xiêm, vài lát gừng, muối, đường, bột ngọt vào hầm
lửa nhỏ.
– Khi gà mềm cho nấm, táo tàu, củ năng, củ hành đỏ vào hầm thêm 15 phút nữa. Nêm lại vừa ăn, cho sen vào rồi nhắc xuống, thêm chút nước mắm ngon.

– Mỗi tháng dùng 1 lần, có thể dùng 1 tuần trước khi thi, dùng liền 4 ngày.
4. Cháo cá chép:
                             
Nguyên liệu:
– 1 con cá chép khoảng 300 – 500g
– 1 củ nghệ, 1 củ cà rốt, 1 ít nấm rơm, khoảng 2 thìa đậu xanh không vỏ, 1/2 bát gạo.
– Gia vị
– 2 củ hành khô
– Rau mùi ta, thì là
Cách làm:
– Gạo + đậu xanh rửa qua đem nấu nhừ (đừng rửa kĩ gạo nhé vì bên ngoài gạo có nhiều chất đạm rất tốt; nghệ + cà rốt thái lát theo chiều dọc (cà rốt cắt đôi rồi thái tránh dài quá); nấm rơm khô ngâm nước khoảng 10 phút rồi cắt đôi xé sợi nhỏ, nếu là nấm rơm tươi thì không cần ngâm nước.
– Đun nóng chảo rồi cho 1 thìa súp dầu ăn, cho hỗn hợp cà rốt + nghệ + nấm rơm vào đảo qua khoảng 30 giây rồi cho cá vào (cá lật qua lật lại thôi). Sau đó cho thêm 1 thìa súp nước mắm + 1 thìa súp mì chính (hoặc hạt nêm) + 1/4 thìa súp đường.
– Sau khi cháo đã nhừ bỏ hỗn hợp trên vào nêm gia vị rồi hầm thêm khoảng 8 -10 phút sau đó là có thể ăn.
– Khi ăn cho cá vào bát, múc cháo đang sôi vào, rắc râu mùi và thì là thái nhỏ lên, dùng nóng.
5. Chè táo-cam thảo:
                       
Nguyên liệu:
– hoài tiểu mạch 60g
– chích thảo 20g
– táo đỏ 30g
– bách hợp (tán bột) 30g
– phục linh 15g
– gạo 100g
– từ thạch 30g
– đường trắng 30g.
Cách làm:
– Phục linh và chích thảo tán bột, gạo vo sạch.
– Hoài tiểu mạch, chích thảo, từ thạch dùng 1,5 lít nước nấu nửa giờ, lọc qua vải, bỏ bã.
– Nước thuốc đổ vào nồi áp suất, thêm gạo, táo đỏ, bột bách hợp, bột phục linh, đóng nắp dùng lửa mạnh đun đến khi xì hơi, chuyển lửa nhỏ đun nửa giờ.
– Tắt bếp, chờ 15 phút, mở nắp. Khi dùng nêm ít đường trắng thì hoàn tất.
– Dùng làm điểm tâm sáng và chiều, dùng liền 1 tuần.
Chúc các sĩ tử ăn ngon và thi tốt nhé!