Những điều cần lưu ý sau sinh

Sau khi sinh nếu bạn bị choáng ngất, ra máu nhiều, vết mổ sưng đau rỉ máu bất thường, người mệt mỏi, da xám, mặt nhợt nhạt, … Sản phụ phát hiện có nước tiểu, phân chảy từ âm đạo… đều là những dấu hiệu nguy hiểm, bạn nên thông báo hoặc tới ngay bệnh viện để xử lý kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm sau khi sinh mà bạn cần chú ý để đảm bảo suc khoe sinh san của chị em nha .

các triệu chứng nguy hiểm sau khi sinh

1. Nước tiểu dầm dề

Có thể do thành trước âm đạo bị rách sau khi dùng foóc xép hay giác hút để kéo thai ra. Trong trường hợp này, phải mổ khâu lại lỗ dò. Một nguyên nhân khác là cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường không kéo dài, dễ điều trị.

2. Xước hoặc nứt đầu vú (thường do nấm)

Bôi xước bằng glycerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc nystatin. Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.

>>> Có thể bạn quan tâm tới cách làm bánh flan tại đây.

3. Đau vùng tầng sinh môn

Vùng này dễ bị chấn thương hoặc cắt nới khi đẻ nhưng lại dễ liền do được tưới máu dồi dào nên. Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau tức, có cảm giác bị cắn rứt, phù nề hoặc có mủ, phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đi bệnh viện ngay.

Đau  bụng sau khi sinh

4. Đau bụng dưới

Sau sinh, tử cung co lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau, kích thước của nó chỉ còn một nửa, 2 tuần thì không còn sờ thấy tử cung ở trên bụng nữa. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau thì phải khám xem có viêm nhiễm không. Các chứng nhiễm trùng ở tử cung, phần phụ, ruột thừa, đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới. Nếu tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, phải nghĩ tới chứng viêm tử cung, thường do sót rau, cần đến bác sĩ ngay. Nếu không, bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành thể nặng

>>> Bên cạnh đó là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

5. Chảy máu muộn (vào ngày thứ 2-3 sau sinh hoặc muộn hơn)

Nguyên nhân chính là vùng cổ tử cung ở vùng rau bám co hồi kém, hoặc sót rau. Phải đến bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung mạnh, xoa bóp tử cung để cầm máu. Sản phụ ra máu nhiều, máu dạng đỏ tươi kèm theo cục đông máu, máu và dịch tiết âm đạo có mùi hôi, đau bụng dữ dội, bị nôn ói, tiêu chảy cũng cần tới bác sĩ ngay.

Ngoài dấu hiệu về thể chất nói trên, phụ nữ sau khi sinh còn thay đổi về cảm xúc, dễ xúc động, vui buồn thay đổi đột ngột, khóc vô cớ, dễ cáu giận, biếng ăn, mệt mỏi khó ngủ…người mệt mỏi, da xám, mặt nhợt nhạt.. Sản phụ phát hiện có nước tiểu, phân chảy từ âm đạo… đều là những dấu hiệu nguy hiểm cần tới bệnh viện ngay.

Những dấu hiệu về tinh thần được xem là nguy hiểm nếu như không mất mà có chiều hướng phát triển mạnh hơn, dẫn đến không thể chăm sóc được bản thân và con cái được, lo sợ bị cô đơn cùng con cái, có ý định quyên sinh hoặc gây tổn thương đến đứa trẻ thì cần đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.