MU: Kiểm soát bóng tốt không đồng nghĩa với kết quả tốt

Trải qua những trận đấu cuối cùng mùa giải năm nay, MU thường xuyên để mất điểm. Điều trớ trêu thay MU lại là đội có thời lượng kiểm soát bóng nhiều hơn so với đối thủ. Rõ ràng, với MU cầm bóng nhiều không có nghĩa sẽ đảm bảo về mặt điểm số.

Góc nhìn: Khi MU thiếu nhân tố gây đột biến
Ở Man Utd đang thiếu những nhân tố gây đột biến. Ảnh: Internet.

Triết lý chiến thắng của HLV Louis van Gaal rất rõ ràng. Nhà cầm quân người Hà Lan muốn các học trò của mình phải giữ bóng nhiều, kiểm soát thế trận, qua đó hạn chế số cơ hội ghi bàn của đối phương. Đồng thời, về mặt lý thuyết, khi kiểm soát bóng tốt sẽ có nhiều cơ hội ghi bàn hơn.Nhìn ra châu Âu, đội có tỷ lệ kiểm soát bóng trung bình cao nhất La Liga mùa này là Barca, xếp thứ hai là Real Madrid. Tại Đức, Bayern Munich đạt tỷ lệ kiểm soát bóng cao nhất và đã sớm vô địch ở Bundesliga. Juventus cũng lên ngôi vô địch sớm ba vòng đấu tại Serie A với tỷ lệ kiểm soát bóng cao thứ ba toàn giải. Thoạt nhìn có thể thấy: thành công tỉ lệ thuận với thời lượng kiểm soát bóng.

Nhưng khi nhìn vào MU, mặc dù là đội đạt tỷ lệ kiểm soát bóng cao nhất tại Premier League, song vị trí của họ trên bảng xếp hạng chỉ là thứ tư, và hầu như không có khả năng cải thiện vị trí này sau trận hòa 1-1 với Arsenal trên sân Old Trafford.

Khi lựa chọn lối chơi kiểm soát bóng, một đội bóng phải hoàn thiện khả năng “khoan phá bê tông”, hoặc sở hữu những cầu thủ có khả năng tạo ra đột biến trong đội hình. Ở MU lúc này, đang thiếu những mẫu cầu thủ như thế. Những trận đấu trước Chelsea, Everton West Brom hay Arsenal đã thể hiện điều đó.

Đội hình của MU hiện tại trông chờ vào những gương mặt cũ như Ashley Young, Marouane Fellaini, Juan Mata. Nhưng những cầu thủ này khó có thể duy trì phong độ của mình trong một thời gian dài. Và khi họ bị kèm chặt hay không thể hiện được nhiều, MU không có phương án dự phòng nào.

MU hiện tại dù cầm bóng nhiều nhưng họ phối hợp không đủ nhanh, cũng chẳng đủ nhuần nhuyễn để khiến hàng thủ đối phương phải rối loạn. Các tiền vệ của họ không có đủ sự quyết đoán để qua người, chỉ chuyền ngang, dọc hoặc chuyền về cho David De Gea.

Tính sáng tạo trong các đợt tấn công của “Quỷ đỏ” hầu như không có. Những đường chuyền ở 1/3 phần sân cuối cùng của đối thủ ít khi xuất hiện, và thường không chính xác. Khi đó, “Quỷ đỏ” rất chú trọng “đánh biên”, tận dụng chiều cao của Fellaini phía trong. Nhưng khi “bài cũ” bị hóa giải, MU cũng hết cách.

Góc nhìn: Khi MU thiếu nhân tố gây đột biến
Angel Di Maria, cầu thủ được kì vọng nhất, thì lại đang sa sút ở giai đoạn cuối mùa. Ảnh: Internet.

Angel Di Maria, cầu thủ được kì vọng nhất, thì lại đang sa sút ở giai đoạn cuối mùa. Ramadel Falcao, dù rất nỗ lực thể hiện mình, nhưng anh rất khó hòa nhập với lối chơi chung của toàn đội, cũng như môi trường thi đấu ở Premier League.

Điểm sáng hiếm hoi của MU những trận đấu vừa qua là Ashley Young. Màn trình diễn ấn tượng của cầu thủ sinh năm 1985 này đã gián tiếp đẩy bản hợp đồng kỷ lục của Premier League – Di Maria lên băng ghế dự bị.

Trong trận đấu với Arsenal, chính sự hoạt động năng nổ, nhiệt tình của Young bên cánh trái không ít lần khiến hàng thủ Arsenal vất vả chống đỡ. Và một trong số những đường chuyền của Young đã được Ander Herrera tận dụng thành công.

Tuy vậy, chẳng ai dám chắc mùa giải tới Young sẽ tiếp tục thi đấu như thế này, khi mà cầu thủ này đã bước sang tuổi 29. Bên cạnh đó, bản hợp đồng Memphis Depay của MU dù rất tài năng nhưng chẳng thể kì vọng quá lớn vào một cầu thủ trẻ mới chơi bóng ở Premier League mùa đầu tiên.

Mùa hè này HLV Luis Van Gaal sẽ tiếp tục được “bơm tiền” để mang về thêm sân Old Trafford những ngôi sao mới. Và hy vọng, ông thầy người Hà Lan sẽ tìm ra được cái tên ưng ý, đủ sức giúp MU “khoan thủng” bất cứ hàng phòng ngự nào ở Premier League. Bởi tiền được chi ra rất nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc áp lực với HLV Luis Van Gaal sẽ ngày càng lớn hơn ở mùa giải sang năm.

=>> truc tiep bong da những trận đấu hay nhất châu Âu tại đây.

Tags: