Màn trở lại của Google tại Trung Quốc

Sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của Trung Quốc đã khiến nhiều hãng công nghệ, trong đó có Google, phải hạ mình để có thể đặt chân vào mảnh đất đầy màu mỡ này.

>>> Xem thêm vps tại đây!

Khi Google đóng cửa dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc năm 2010, đồng nghĩa với việc hãng phải từ bỏ tham vọng chinh phục một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, trước số lượng người truy cập Internet của nước này đang tăng chóng mặt và nhu cầu sử dụng công cụ tìm kiếm tiếng Trung ngay tại Mỹ tăng cao, Google đang có kế hoạch quay trở lại.

Lý do gì khiến hãng từng phải quay lưng với đất nước tỷ dân trong thời gian dài như vậy?

Cuộc đào thoát và màn trở lại của Google tại Trung Quốc

Google từng chịu nhiều áp lực khi hoạt động tại Trung Quốc.

Kiểm duyệt chính là rào cản lớn nhất. Google chính thức đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc sau khi phát hiện một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhắm tới hãng và hàng chục công ty khác xuất phát từ bên trong nước này. Quá trình điều tra cho thấy, tài khoản Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã bị xâm nhập bất hợp pháp.

Trong thời gian 4 năm hoạt động tại đây, Google từng cung cấp các dịch vụ với phiên bản riêng tuân thủ chính sách kiểm duyệt của chính phủ nước này. Dù bị hạn chế nhiều so với tiêu chí hoạt động ban đầu, lãnh đạo hãng vẫn tỏ ra quyết tâm mang tới công cụ hữu ích cho hàng triệu người sử dụng Internet quyền được tiếp cận thông tin.

>>> Xem thêm hosting tại đây!

Nhưng cuộc tấn công năm 2010 đã đảo ngược tình hình. Thay vì tuân thủ các yêu cầu của chính phủ để lọc kết quả tìm kiếm, Google chuyển hẳn tên miền Trung Quốc google.com.cn sang địa chỉ google.com.hk đặt tại Hong Kong nhằm tránh mọi sự kiểm duyệt.

Động thái này khiến giới chức Trung Quốc tức giận. Dịch vụ của Google cũng trở nên khó tiếp cận với hầu hết người dân nơi đây trong vòng 2 tháng sau đó. Cuối cùng, hãng phải tuyên bố đóng cửa và “tháo chạy” khỏi thị trường.

Vụ việc trở thành bài học cho những công ty Internet nước ngoài tại Trung Quốc. Muốn kinh doanh, họ phải tuân thủ các luật lệ của giới chức địa phương, trong đó đáng chú ý nhất là vấn đề ngôn luận. Kể cả một cường quốc vốn đề cao quyền tự do ngôn luận như Mỹ cũng phải thích ứng để mong xâm nhập thị trường đông dân nhất thế giới.

Không chỉ riêng Trung Quốc, tại các nước được đánh giá là dân chủ như Tây Âu cũng tỏ ra khắt khe với những phát biểu và hình ảnh khơi gợi tính hận thù. Facebook từng bị yêu cầu kiểm soát biểu tượng chữ vạn của Hitler vốn rất nhạy cảm tại Đức. Nhưng khó xảy ra chuyện công ty phải đóng cửa.

Các chính phủ càng hà khắc, tần suất phải gỡ bỏ nội dung càng nhiều do dễ vi phạm những quy định của họ. Lấy ví dụ ở Nga, việc nói xấu công chức có thể bị kiện với tội danh phỉ báng người khác. Hay như bên kia biển Đen, những ai xúc phạm văn hóa hoặc người Thổ sẽ bị phạt tiền, thậm chí phải ngồi tù.

>>> Xem thêm ten mien tại đây!

Để không bị cấm tại các thị trường như vậy, các công ty cần có chiến lược phù hợp. Lee Rowland, nhân viên cấp cao của hãng luật American Civil Liberties Union cho biết, doanh nghiệp nên thường xuyên tuân thủ chế độ kiểm duyệt từ chính phủ nhằm đổi lấy quyền được ở lại. Nhưng họ cần công khai những nội dung bị gỡ bỏ.

Cuộc đào thoát và màn trở lại của Google tại Trung Quốc

Chủ tịch Google, Eric Schmidt tại Hong Kong năm 2013.

Trường hợp đó có thể kể đến như Google, Facebook và Twitter đã minh bạch bản báo cáo chi tiết hàng năm, thống kê số lượng, loại nội dung vi phạm bản quyền và quy định của chính phủ, trong đó có số lượng bài bị gỡ xuống. Nhưng ngay cả một bản báo cáo chi tiết nhất cũng khó đảm bảo cho khả năng kinh doanh ổn định tại những quốc gia “hà khắc”.

Rebecca MacKinnon, một nhà hoạt động ủng hộ tự do Internet của tổ chức New America cho biết, các công ty nên bắt đầu suy nghĩ về cách đối phó với vấn đề tự do ngôn luận trước khi tham gia bất kỳ thị trường nào. Họ phải làm cuộc “đánh giá tác động nhân quyền” để biết được những rủi ro có thể gặp phải với bộ máy kiểm duyệt địa phương.

Từ đó, các công ty có thể đề ra quy trình nghiêm ngặt về việc yêu cầu gỡ bỏ nội dung theo đúng pháp định, tránh bị các chính phủ lợi dụng kiểm duyệt Internet như công cụ làm hạn chế quyền dân chủ.

Twitter là trường hợp thú vị. Họ xử lý linh hoạt trước những yêu cầu của chính quyền địa phương nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan của mạng xã hội. Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vốn có lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung vượt trội vẫn để Twitter hoạt động. Trường hợp ở Iran, khi mạng xã hội này bị chặn nhưng vẫn có nhiều người “vượt tường lửa”, công ty nhanh chóng chuyển sang bảo mật 2 lớp để bảo vệ tài khoản khách hàng trước các cuộc tấn công.

Khi quyết định đối phó với sự kiểm duyệt, các công ty luôn nhận được sự hỗ trợ từ bên thứ ba. Sáng Kiến Mạng Toàn Cầu (GNI) tổ chức về quyền và sự riêng tư kỹ thuật số của con người cung cấp các giải pháp và định hướng về mặt pháp lý giúp doanh nghiệp đối phó với việc kiểm duyệt.

MacKinnon – sáng lập viên của GNI cho biết, tổ chức kết nối nhiều công ty với các thành viên, các học giả và những người vốn ủng hộ quyền riêng tư để thảo luận, đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nhưng theo bà, hầu hết doanh nghiệp quá chú tâm chạy theo lợi nhuận ngắn hạn để chiều theo các yêu cầu chống lại quyền tự do phát biểu ý kiến của nước sở tại.

Các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt ngày càng nhiều những yêu cầu gỡ bỏ nội dung từ chính phủ, ngay cả bên trong EU. Quyết định về “quyền được lãng quên” của Liên minh châu Âu đã có hiệu lực 2 năm qua, cho phép người dân yêu cầu Google loại bỏ những liên kết chứa “thông tin sai lệch, không chính xác và không liên quan” tới họ. Phạm vi áp dụng của luật khá rộng làm nảy sinh nhiều vấn đề.

Cuộc đào thoát và màn trở lại của Google tại Trung Quốc

“Quyền được lãng quên” khiến Google gặp nhiều khó khăn.

Thêm nữa, lo ngại về tình trạng khủng bố, đặc biệt là Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, sử dụng mạng xã hội làm công cụ truyền bá tư tưởng, nội dung kích động chiến tranh và nhiều thứ khác. Từ đó, các chính phủ có lý do để can thiệp sâu vào dịch vụ và hạn chế quyền đăng tải của người dùng.

Thông thường, việc vi phạm tới điều khoản dịch vụ sẽ dẫn tới cấm hoặc xóa nội dung, nhưng phần lớn các công ty sẽ không báo cáo về vấn đề này. Điều này tạo điều kiện cho các chính phủ tăng cường kiểm soát thông tin bằng những hình thức kiểm duyệt khác nhau.

Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào từng dịch vụ, bắt các công ty tuân thủ luật riêng nhưng không thông báo tới đông đảo người dùng. Như ở Anh, lực lượng chống khủng bố đã được cấp phép riêng trong hoạt động rà soát, yêu cầu xóa video trên Youtube. Phát ngôn viên Twitter cũng cho biết, họ nhận được đề nghị tích hợp thêm quy chuẩn gắn cờ để thông báo nội dung cần gỡ bỏ.

Dù số lượng nội dung bị “tuýt còi” tăng hàng năm, nhưng các công ty đều có xu hướng chiều theo những đòi hỏi từ phía chính phủ. Như ở Trung Quốc, Google đang tuyển nhiều vị trí cho lần trở lại sau 6 năm và hãng cũng thỏa thuận mở cửa hàng ứng dụng Android chỉ cung cấp các ứng dụng đã được phê duyệt bởi chính phủ nước này.

Tại Pakistan, Google cũng phát hành phiên bản YouTube riêng vào tuần trước tuân thủ luật pháp địa phương nhằm tránh lệnh cấm từ cơ quan chức năng.

Quá trình mở rộng cho phép Google tiếp cận lượng lớn người dùng Internet, cung cấp cho họ nhiều thông tin và củng cố vị thế của công ty. Nhưng đối với hàng triệu người dùng Internet ở Trung Quốc, Pakistan và nhiều nơi khác đang chịu sự kiểm duyệt gắt gao, họ lại chịu nhiều thiệt thòi khi không được tiếp cận luồng thông tin đa chiều.