Lở đất ở Trung Quốc: Sống sót thần kỳ sau 67 giờ bị chôn vùi

Đội cứu hộ Trung Quốc phát hiện 2 người sống sót vào sáng 23/12 từ hiện trường vụ lở đất kinh hoàng ở thành phố Thâm Quyến.

Xem tin tuc ngoi sao tại đây

12431446_10154081094409381_162703419_n
Người sống sót đầu tiên trong vụ lở đất ở Thâm Quyến được đưa rời khỏi hiện trường. 

Theo Tân Hoa xã, khoảng 3h ngày 23/12, đội cứu hộ tìm thấy hai người bị chôn ở hiện trường vụ lở đất kinh hoàng chôn vùi 22 tòa nhà ở khu công nghiệp Quang Minh, Thâm Quyến, sau gần 3 ngày.

Người thanh niên được giải cứu là Tian Zeming, 19 tuổi, vốn là một công nhân nhập cư, quê gốc ở Trùng Khánh. Anh có tên trong danh sách 76 người mất tích mà nhà chức trách công bố. Người sống sót thứ 2 được cho là bị thương nghiêm trọng. Nhóm cứu hộ đang cố gắng đưa anh ta ra ngoài, theo AFP.

Từ khi phát hiện, đội giải cứu đã nỗ lực mới đưa được Tian rời khỏi hiện trường lúc 6h40 sáng nay (5h40 giờ Hà Nội).
Xem xo so tại đây

Wu Wenwei, một đội trưởng trong nhóm cứu hộ, cho biết anh đã đến gặp Tian. Tian vẫn có thể nói chuyện một chút. Nhân viên y tế đã truyền dịch và cho anh thở ôxy, sau đó đưa đến bệnh viện. Tian nói rằng có thể nhiều người đang mắc kẹt vẫn còn sống.

Zing_TQ__Lo_dat__Song_sot_1
Nạn nhân lở đất còn sống được giải cứu. Ảnh: Caixin

Đội cứu hộ cũng tìm thấy thêm một thi thể, nâng tổng số nạn nhân được xác định thiệt mạng lên 2 người. Hôm qua, nhóm cứu hộ đã tìm thấy thi thể đầu tiên nhưng họ không công bố thông tin cụ thể.

Thời gian từ khi vụ việc xảy ra hồi cuối tuần, cho đến 16h ngày 22/12 được cho là “khoảng giờ vàng” để tìm thấy người sống sót. Đến ngày 22/12, hơn 4.000 người tham gia tìm kiếm nạn nhân của vụ lở đất. Tuy nhiên, những người sống sót sau thảm kịch và gia đình các nạn nhân vẫn bức xúc chỉ trích rằng nỗ lực cứu hộ vẫn không đủ.
Xem xo so mien nam  tại đây

Theo báo cáo ban đầu của nhóm chuyên gia địa chất thuộc Bộ Đất và Tài nguyên, lở đất tại khu công nghiệp Liuxi ở Thâm Quyến là do quản lý chất thải từ khu vực xây dựng không đúng quy cách. “Tại bãi chứa rác thải xây dựng, sự tích tụ quá lớn và dốc khiến phần đất mất ổn định và xói lở, khiến nhiều nhà cao tầng bị sập”, nhóm chuyên gia cho hay.