Khám nghiệm tử thi khiến nhiều sinh viên bị ám ảnh

Biết trước công việc tương lai sẽ vất vả, độc hại, nhưng do yêu thích ngành học, thấy tầm quan trọng của khám nghiệm hiện trường vụ án, sinh viên Trần Thu Hiền (lớp B5D36 Học viện Cảnh sát nhân dân) quyết tâm theo đuổi nghề.

sinh-vien-canh-sat-3-8355-1426157866.jpg

Trần Thu Hiền, lớp B5D36 Học viện Cảnh sát nhân dân (ngoài cùng bên trái).

Bước vào năm 4-5 đại học, Hiền và các bạn bắt đầu kỳ thực tập nghiệp vụ cơ bản, chuyên ngành tại các đơn vị công an. Công việc của thực tập sinh là hỗ trợ khám nghiệm hiện trường như: tính toanđo đạc, đặt thước, chụp ảnh, ghi nhận các dấu vết, thu mẫu vật phục vụ quá trình điều tra và cả khám nghiệm tử thi.

“Năm thứ tư đại học, khi thực tập ở Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Cẩm Thuỷ, em đã xử lý hiện trường 3 vụ tai nạn giao thông có người chết từ sáng hôm trước đến 3h sáng hôm sau. Các vụ đều phải chưng cầu pháp y của tỉnh về khám nghiệm, mổ tử thi. Lúc làm việc tập trung thì không sao, nhưng sau đó nhớ lại, em bị ám ảnh không ăn uống gì nổi. Lúc được nghỉ về phòng ở cơ quan một mình, em sợ không chợp mắt được”, Hiền cười kể lại.

Có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với tử thi hơn, Đặng Bá Vinh (24 tuổi cùng lớp với Hiền) kể, năm thứ tư thực tập ở tổ khám nghiệm hiện trường và án tai nạn giao thông Đội hình sự, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội), cậu còn phải xử lý hơn 30 vụ tai nạn có người chết. Lần đầu tiên đi làm án tai nạn giao thông, nhìn thấy người chết nằm sõng xoài dưới đất, Vinh đã run sợ.

“Làm hiện trường xong, em phải đi theo xem khám nghiệm tử thi. 20h tối, gia đình nạn nhân tổ chức tang lễ, phía bên trong người của đội vẫn tiếp tục khám nghiệm trong ánh đèn đỏ mập mờ. Đứng xem các anh làm việc được một chút, em ớn lạnh, buồn nôn, phải chạy ra ngoài. Hôm đó em thức đến 4h sáng. Một cậu bạn khác đi cùng cũng ám ảnh, thức trắng đêm luôn”, Vinh kể.

Bước sang năm thứ năm, Vinh thực tập tại Đội Giám định pháp y sinh học, Công an TP Hà Nội và thường xuyên tiếp xúc với tử thi. Cậu chia sẻ, vì muốn xử lý nhanh các vụ trọng án, giúp gia đình sớm an táng nạn nhân, các chiến sĩ công an phải chạy đua với thời gian, khám nghiệm tử thi ngay trong đêm. Vinh chủ yếu đi hỗ trợ bê chuyển nạn nhân, bỏ quần áo tử thi, chụp ảnh, chuyển dụng cụ giải phẫu, thi thoảng tham gia mổ những ca đơn giản, xử lý những phuong trinh hoa hoc liên quan đến tử thi.

Tháng đầu tiên của kỳ thực tập năm thứ năm, Vinh hỗ trợ, cùng đội xử lý khoảng 20 thi thể. Với những ca mới chết, việc khám nghiệm tử thi tương đối thuận tiện. Còn với những ca chết lâu ngày, thi thể phân hủy, mùi tử khí rất “kinh khủng”, việc giám định cũng mất thời gian và phức tạp hơn. “Công việc thì vẫn phải làm, quan trọng là mình thấy được trách nhiệm của bản thân với ngành nghề đã chọn để vượt qua những ám ảnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Vinh tâm sự.

sinh-vien-canh-sat-4-4493-1426157866.jpg

Đặng Bá Vinh, lớp B5D36 ngành Kỹ thuật hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân. Ảnh: NVCC.

Để rèn luyện tinh thần, làm quen với công việc, từ năm thứ hai đại học, các sinh viên ngành Kỹ thuật hình sự thường bảo nhau tập xem phim kinh dị và hồ sơ các vụ án. Theo họ, có nhiều hình ảnh ghi trong hồ sơ còn rùng rợn, ám ảnh hơn. “Thế mới thấy các anh, các chú trong nghề đã phải vất vả và nghị lực thế nào khi theo đuổi công việc này. Các chú trong đội Pháp y của em vẫn nói rằng, may mắn được vợ con thông cảm, nếu không sẽ chẳng làm được nghề”, Vinh tâm sự.

Nam sinh hoc truc tuyen ngành Kỹ thuật hình sự của Học viện Cảnh sát nhân dân này chia sẻ, công việc của mình nhiều người nhìn vào sẽ mặc cảm vì suốt ngày làm việc với xác chết. Tuy nhiên, cậu học được rất nhiều và trưởng thành nhanh nhờ những trải nghiệm đáng nhớ, các vất vả đã trải chứ không thấy thiệt thòi.

“Khám nghiệm hiện trường, tử thi, rèn cho mình khả năng bao quát tình hình, sự cẩn trọng, ý chí và năng lực chuyên môn… Những chứng cứ mình thu thập được và việc xác định nguyên nhân sơ bộ gây ra cái chết, sẽ giúp định hướng quá trình điều tra hiệu quả hơn”, Vinh chia sẻ