Đau ngực khi mang thai

Đau ngực khi mang thai là triệu chứng phổ biến nhưng lại gây không ít rắc rối cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này thế nào? Hãy cùng bao phu nu tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau ngực và cách giảm triệu chứng này.

Nguyên nhân bị đau ngực khi mang thai

Các hooc-môn thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng, và thường rất nhạy cảm khi chạm phải. Một vài phụ nữ miêu tả cảm giác đó giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn. Ngực mềm là một trong những biểu hiện sớm của việc có thai. Nó thường xuất hiện trong vòng 4 đến 6 tuần và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

dau nguc khi mang thai

Những nguyên nhân đau ngực khi mang thai

Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực của bạn bắt đầu to hơn, và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Nếu bạn mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. Bạn sẽ thấy hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực bạn cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng, và lúc này bạn nên mặc áo nịt ngực cỡ lớn và có màu sẫm hơn. Sau vài tháng đầu mang thai, quầng vú sẽ thâm và lớn hơn. Trước đó bạn không để ý đến những nốt nhỏ trên quầng vú, nhưng những nốt nhỏ đó chính là một loạt tuyến sản sinh ra dầu gọi là nốt sần Montgomery ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ngực của bạn sẽ phải trải qua những thay đổi như vậy để chuẩn bị cho quá trình cho con bú sau khi sinh. Sang đến quý 3, ngực bạn sẽ bắt đầu tiết ra sữa non, một loại sữa đặc biệt dành cho bé sau khi mới chào đời. Trong suốt những tháng cuối cùng của thai kỳ, một chất có màu hơi vàng, sền sệt sẽ được tiết ra. Một số phụ nữ tiết ra sớm và một số không tiết ra loại chất này. Đây cũng là nguyên nhân khiến bầu ngực thai phụ đau đớn hơn. Tham khảo cách tính ngày rụng trứng chính xác.

Giảm đau ngực khi mang thai
giam dau nguc khi mang thai

Giảm đau ngực khi mang thai

– Đừng để quá mập: Mức độ đau tỷ lệ thuận với độ béo. Chất mỡ quá nhiều trong cơ thể có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất và dự trữ kích thích tố oestrogen. – Thay đổi cách ăn uống: Giảm chất béo, tăng rau cải, trái cây, gạo và đậu. Cách ăn uống này làm giảm oestrogen, nguyên nhân chính tạo nên sự đau đớn. – Dùng các sinh tố: Chất prolactin cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chứng đau vú. Muốn ngăn chặn sự phát triển của chất này, bạn nên uống các sinh tố B, C, và canxi. – Giảm ăn muối: Chất muối có thể làm nặng hơn sự sưng nề. Cố gắng giảm lượng muối lại trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần lễ, bạn sẽ ít đau hơn.- Kiêng cà phê: Nhiều bác sĩ dựa trên kinh nghiệm của họ đã khuyên bệnh nhân không nên uống cà phê hoặc những thứ có chứa cafein như nước ngọt, kem, ca cao… và nhất là những thuốc làm giảm đau có cafein. – Lạnh và nóng: Đây là phương pháp thần kỳ có thể làm dịu đi bất cứ chứng đau nhức nào. Dùng nước đá bọc trong bao plastic rồi đắp lên chỗ đau qua một lớp khăn lông chừng 5-10 phút; kế đó thay bằng một khăn lông nhúng nước nóng vắt khô chừng 5 phút, rồi trở lại lạnh. Làm như vậy nhiều lần trong ngày có thể xoa dịu sự đau đớn. Nó làm giảm hầu hết các bệnh sưng như đau lưng, bầm mắt, sưng vú, cho đến những vết bầm gây ra do nguyên nhân khác. – Bên cạnh đó lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái và nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn.