Đằng sau đứa trẻ ở Sa Pa không mặc quần

Người thì bênh những “phượt thủ”, những tay săn ảnh bởi họ đi “săn tuyết” cũng bởi sự tò mò, thích thú với hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam.

Nhưng đằng sau tất cả những chuyện đó, có những câu chuyện mà nhiều người – những người đi ‘săn tuyết” chia sẻ: người Sa Pa không hề “vật vã”, đau khổ vì băng tuyết.
Và bức tâm thư của bạn trẻ P.K.A – người làm du lịch trên Sa Pa là một ví dụ như thế khiến ta phải suy ngẫm vì những mẫu thuẫn phát sinh.
dua-tre
Hai hôm nay, thấy hàng trăm ngàn lượt share kêu gọi ủng hộ quần áo lên Sa Pa. Có thể rất nhiều người cùng suy nghĩ với em mà chẳng dám nói. Đơn giản vì nói trong cái thời điểm nhiễu loạn này, sợ bị gạch đá lắm.
Bản thân là một đơn vị kinh doanh du lịch Sa Pa nhưng em lại thấy nó bi hài. Người dưới xuôi nhìn nhận mọi việc qua những bức ảnh. Và thậm chí cả người chụp cũng chưa chắc đã tìm hiểu câu chuyện như thế nào.

  • Bình luận kqxs mb ngay hôm nay

Vâng, tại sao hàng trăm công ty du lịch ở Sa Pa không kêu gọi ủng hộ? Xin chưa bàn tới lợi ích từ việc có tuyết đem lại, hãy nói về cơ sở vật chất, về mặt bằng chung của thị trấn Sa Pa.
Sa Pa là một huyện miền núi, người ta biết đến Sa Pa là một điểm du lịch đẹp, cuốn hút. Họ tới Sa Pa và thấy trẻ em cởi chuồng, họ cho tiền. Thế nhưng…
– Mỗi năm có hàng nghìn dự án từ thiện cấp nhà nước, cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan đoàn thể, cá nhân chỉ tập trung tại Sa Pa.
– Đầu tư cơ sở vật chất, trường học, toilet tốt gấp đôi gấp ba lần dưới xuôi.
– Mỗi lần ủng hộ là cả trăm chiếc áo quần, cả ngàn đôi ủng và sách vở dùng cả chục năm không hết từ bộ giáo dục.
Vậy thì tại sao chúng ta còn nhìn thấy những nghịch cảnh của mùa tuyết? Vì bố mẹ các em. Chứ không phải vì Sa Pa có tuyết mà như vậy.

– Bố em đi lên thị trấn, bố em làm. À không, thực tế bố em đi uống rượu.
– Mẹ em địu em em đi làm thông tin viên, đi bán hoa quả. Vậy thì ai? Ai sẽ mặc quần áo cho các em đây? Không phải vì thiếu, mà vì cuộc sống, vì hoàn cảnh gia đình.
Chúng em, những người làm du lịch hàng năm vẫn đều đặn đóng góp các quỹ từ thiện đồng thời xin trợ cấp thêm để hỗ trợ người dân huyện Sa Pa.
Xuyên suốt từ Bản Khoang, San Sả Hồ, Thanh Phú, Thanh Kim, cố gắng làm tất cả để đưa nền du lịch Sa Pa lên một tầng cao mới.
Khắc phục việc xin tiền bằng cách tuyên truyền đến các du khách. Nhưng người cho vẫn cho. Lối mòn ấy đã in hằn trong tiềm thức của người bản địa.
Để em kể mọi người nghe câu chuyện trên đường đi từ thiện nhé! Chuyện là ở trạm nghỉ, em gặp một em bé chạy ra xin tiền. Vô tình hỏi:
– Bố mẹ con đâu ?
– Bố mẹ chết rồi
Cho quà xong, bé lại lân la sang đám khác xin tiếp. Tiếp tục lặp lại điệp khúc: “Cô chú ơi…Bla bla bla”
Em mới quay ra hỏi :
– Thế ai bảo con đi xin tiền ?
– Mẹ con ạ
– Thế mẹ con đâu ?
– Mẹ ở nhà
Câu chuyện có thật. Vui mà cười ra nước mắt. Thế mới biết người lớn vô tình làm hỏng cả một thế hệ như nào.
Và em cũng chẳng hiểu tại sao mọi người lại ném búa rìu vào du khách? Chả ai muốn nhìn người ta phải chịu cảnh như thế cả. Nhưng nếu du khách không đến thì tuyết có ngừng rơi không?
Sa Pa, Hà Giang, Mộc Châu, Lạng Sơn có hết lạnh được không? Đó là do thời tiết, không phải do người du lịch gây ra.
Và du khách đến cũng là một phần đóng góp cho du lịch, cũng góp công phát triển kinh tế cho cả một vùng đất chứ có ăn tàn phá hại đâu mà trách họ.

  • Bình luận kqxs mb ngay hôm nay

Còn thực tế, năm nào Sa Pa chẳng có tuyết. Những hỗ trợ Nông lâm nghiệp từ phía tỉnh, phía huyện luôn sẵn sàng hỗ trợ người dân. Bao giờ cũng vậy, lên báo thì mọi chuyện sẽ theo chiều hướng khác…
Lời cuối. Em viết ra đây không phải để tranh luận hay phân bua ai đúng, ai sai. Làm từ thiện xuất phát từ cái tâm. Nhưng sẽ có ý nghĩa hơn nếu được đặt đúng lúc, đúng chỗ.
Đông Tây Bắc còn rất nhiều nơi khó khăn. Hãy cùng nối vòng tay lớn để trải dài những tấm lòng nhân ái đến với những nơi xa xôi, những nơi khó khăn hơn huyện Sa Pa.
Những nơi không có du lịch. Mộc Châu ( Sơn La ), Bát Xát ( Lào Cai), Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu còn nhiều xã nghèo lắm..
Và nếu có thể, xin đừng cho trẻ em tiền. Những món quà về vật chất sẽ ấm lòng và thiết thực hơn”.

Ngay sau khi dòng chia sẻ được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, hàng loạt những dòng chia sẻ, tâm sự với ý kiến tương tự cũng được đăng tải.
“Các chị ạ, em vừa ở trên Sa Pa về, tuyết rơi dày đặc. Em đi và chứng kiến rất nhiều, thậm chí em vào tận bản.
Trẻ con ở đó khổ hơn mình thật, nhưng khi vào facebook em không hiểu mọi người lôi ở đâu ra toàn ảnh trẻ con cởi truồng đứng dưới tuyết thế không biết.
Mỗi năm người dưới xuôi gửi lên bao nhiêu quần áo ủng hộ, không nhiều thì ít ra chúng cũng có một vài cái chứ làm gì có cởi truồng như thế.
Đi một đoạn đường, chứng kiến một cảnh tượng hết sức đau lòng, chỉ muốn nhổ toẹt nước bọt vào mặt cái bọn giả tạo, cái gì thì cũng vừa phải thôi.
Chúng nó dựng cảnh, cho mấy đứa cởi truồng ra chụp nhanh vài cái rồi bảo chúng nó mặc quần áo vào rồi cho vài gói kẹo, xong lấy hình ảnh đó để đăng tải, đến nỗi một người Tây đi qua họ phải lắc đầu ngàn ngẩm.