Cảnh báo nguy cơ sẩy thai, sinh non

Theo các khảo sát mới nhất của ngành y tế, Việt Nam mỗi năm có 120.000 -150.000 trẻ non tháng, nhẹ cân ra đời, tức chiếm gần 10% trên tổng số trẻ sơ sinh và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh (chiếm 29%) và đứng hàng thứ hai ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Nhiều nguyên nhân

Ngoài các trường hợp vô căn hay những nguyên nhân thực thể bất khả kháng, có khá nhiều thai 38 tuan đến bệnh viện (BV) trong tình trạng dọa sinh non mới biết được rằng chính chế độ sinh hoạt, làm việc của mình khiến em bé “đòi ra sớm”.

Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ (TP HCM), một bào thai được gọi là đủ tháng phải đạt trên 37 tuần. Dưới con số đó mà ra đời, trẻ bị gọi là sinh non. Trẻ càng non, mức độ nguy hiểm và nguy cơ tử vong sơ sinh càng cao do cơ thể còn quá non nớt, các hệ thống nội tiết, tim mạch, miễn dịch… còn yếu, chưa đủ sức chống chọi lại môi trường mới nhiều rủi ro bên ngoài bụng mẹ.

BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, cho biết dọa sinh non và sinh non xảy ra ở bào thai từ 22 đến thai 37 tuan tuổi, dưới 22 tuần thì được gọi là sẩy thai. Đối với dọa sinh non, thai phụ sẽ có các triệu chứng báo động: cơn gò tử cung gây đau (giống cơn gò chuyển dạ nhưng khác với cơn gò sinh lý để bình chỉnh ngôi thai không gây đau)…

 Cảnh báo nguy cơ sẩy thai, sinh non - 1
Nên khám thai thường xuyên để theo dõi sát tình trạng thai và kịp thời phát hiện những bất ổn. Trong ảnh: Khám thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM.

“Sinh non có nhiều nguyên nhân. Có những trường hợp vô căn, có những nguyên nhân thực thể như thai phụ bị hở eo tử cung, đang mắc bệnh lý nội khoa, thiếu dinh dưỡng… Có khi nguyên nhân đến từ bên ngoài như các chấn thương, bao gồm cả chấn thương cơ học và chấn thương tâm lý” – BS Thông phân tích.

Thận trọng với môi trường sống

Ngày nay, phụ nữ tham gia công việc xã hội ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, theo nhiều BS, nếu không biết điều tiết công việc phù hợp khi đang mang thai và cân nhắc sử dụng thời gian nghỉ thai sản, rất có thể các bà bầu sẽ khiến em bé không chịu nằm đủ 9 tháng 10 ngày.

Theo BS Hải, ngoài những bước tự chăm sóc về mặt thể chất khi mang thai, thai phụ cần lưu ý đến thói quen sinh hoạt, công việc. Stress có thể làm tăng nhu động cơn gò tử cung gây dọa sinh non và sinh non ở giai đoạn cuối thai kỳ. Ngồi một chỗ nhiều và quá lâu cũng tạo áp lực cho thai, dễ gây ra tình trạng này. Vì vậy, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ trưa và phải trong tư thế nằm, vừa giúp tinh thần thư giãn vừa để bào thai được nghỉ ngơi sau mấy giờ mẹ ngồi làm việc.

BS Thông khuyến cáo rằng khi có những biểu hiện dọa sinh non nêu trên, thai phụ nên đến BV để kiểm tra sớm. BS sẽ có những cách xử lý để cố gắng kéo dài thời gian mang thai đến gần ngày sinh hơn, tránh việc em bé ra đời quá non. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các biểu hiện không đầy đủ – ví dụ sinh non mà vẫn không thấy ra máu hay nhớt hồng, chỉ đau bụng – khiến thai phụ lầm tưởng là đau bụng thông thường nên khi vào BV thì đã trễ. Vì vậy, tốt nhất là nên khám thai theo khuyến cáo của BS để theo dõi sát, nhất là những người có tiền căn sinh non – dọa sinh non, tử cung có vấn đề, từng trải qua thủ thuật buồng tử cung (ví dụ động tác nong khi phá thai, không cẩn trọng sẽ làm hở eo tử cung), người đang mang bệnh lý nội khoa…

“Ngày nay, thời gian nghỉ thai sản đã tăng lên 6 tháng – khá dài ngày – nên  thai 36 tuan có thể xin nghỉ trước khi sinh ít nhất 1 tháng để chuẩn bị cho cuộc sinh. Nếu đã có dấu hiệu dọa sinh non, thai phụ có thể nghỉ sớm hơn. Nhiều người muốn dành thời gian thai sản để chăm em bé sau sinh và cho con bú mẹ hoàn toàn tròn 6 tháng. Tuy nhiên, nếu đi làm sớm hơn vẫn có thể cho trẻ bú mẹ bằng cách vắt và bảo quản sữa tại nhà. Vấn đề này chị em có thể nhờ BS tư vấn khi đi khám thai” – BS Thông khuyên.