Cần đảm bảo công bằng cho thí sinh trong kỳ thi THPT 2015

Cần đảm bảo công bằng cho thí sinh trong kỳ thi THPT 2015. Trong khi kỳ thi THPT quốc gia đang cận kề với bao điều mới mẻ và cả băn khoăn, lo lắng, thì câu chuyện tuyển thẳng, xét tuyển thẳng vào một số trường đại học (ĐH) danh tiếng lại được xới lên với bao điều đáng suy ngẫm.

Một số trường ĐH dự kiến không tuyển thẳng học sinh đoạt giải nhì, ba quốc gia đã khiến cả học sinh và phụ huynh cùng sốc.

Đoạt giải cao mà vẫn khốn khổ

Mới đây, trong thư gửi Báo CAND, một nhóm gồm 9 học sinh đang theo học lớp hoc tieng anh tại Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã viết: “Chúng em đã đoạt giải nhì và ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học. Chúng em đều có niềm đam mê với môn Sinh và khát khao vào ngành y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội để hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sỹ của mình. Trong những năm học vừa qua, chính sách ưu tiên tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào Trường ĐH Y Hà Nội là động lực lớn nhất thúc đẩy tinh thần học tập và quyết tâm đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của chúng em…

Cần đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bất kỳ một thay đổi nào trong tuyển sinh cũng cần có thời gian thí điểm, chuẩn bị để tránh sự đột ngột, không công bằng.

Mới đây chúng em được biết, năm nay Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến hai phương án cho các em đoạt giải nhì, ba quốc gia môn Sinh: hoặc là cộng điểm vào điểm của kỳ thi THPT quốc gia; hoặc là sẽ tuyển thẳng nếu các em có tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh đạt từ 21 điểm trở lên (năm 2014 là 15 điểm). Nếu ĐH Y Hà Nội chọn phương án cộng điểm thì quả thực đây là một cú sốc đối với chúng em và cũng là một sự thiệt thòi lớn”. Cuối lá thư, nhóm học sinh này đã đề xuất tới Bộ GD & ĐT, Bộ Y tế và Trường ĐH Y Hà Nội xem xét, giữ nguyên chính sách ưu tiên xét tuyển như năm học 2014 để đảm bảo công bằng cho các em.

Cùng chung nỗi niềm, một phụ huynh cũng có con đoạt giải nhì quốc gia môn Sinh học đã gửi thư tới Báo CAND, trong đó cũng cho rằng, đây là quyết định đột ngột, gây khó khăn cho các cháu. Nếu Trường Đại học Y Hà Nội thay đổi chính sách tuyển sinh (cộng điểm) đối với các thí sinh đoạt giải nhì, giải ba cũng cần có lộ trình thực hiện, thông báo trước ít nhất 1 năm để học sinh có định hướng và phân bổ thời gian học tập phù hợp.

Gốc gác có phải do “bùng nổ” giải quốc gia?

Câu chuyện không thể tuyển thẳng tất cả các em hoc tieng anh đoạt học sinh giỏi quốc gia nhì, ba môn Sinh còn xảy ra với cả Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh. Theo khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh quy định: “Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải”.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo khoản 1 Điều 2 của Quy chế tuyển sinh thì các trường “Căn cứ thông tin tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT, quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7”.

Theo lý giải của PGS.TS Trần Văn Nghĩa, với nội dung ở hai điều khoản trên, cần hiểu như sau: Các em đoạt giải nhất, nhì, ba của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào các ngành học theo quy định của Bộ, nhưng giải nào, vào ngành nào lại do trường đại học quy định. Điều này thể hiện quyền tự chủ của các trường đại học đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học.

Trở lại câu chuyện vì sao các trường không thể tuyển thẳng hết học sinh giỏi quốc gia? Một nhà quản lý giáo dục cho hay, căn cốt của vấn đề chính là do số lượng giải quốc gia hiện nay quá nhiều. Chỉ riêng năm 2014 đã có 2.165 thí sinh đoạt giải/4.000 thí sinh dự thi, trong đó có địa phương như Hà Nội có đến 140 em đoạt giải (8 em đoạt giải nhất). Tiếp đến Hải Phòng có 85 em, Nghệ An 82 em, Hải Dương 81 em và Nam Định 78 em.

Cũng theo vị này thì việc “bùng nổ” số lượng học sinh giỏi quốc gia là do cách “thiết kế” giải mang tính “phong trào, mặt trận” rõ nét. Tức là chỉ cần đạt một mức điểm nào đó (ví dụ từ 18/20 điểm trở lên là được xếp giải nhất), không như thời trước, thí sinh đoạt giải nhất là thí sinh có số điểm thi học sinh giỏi cao nhất, nghĩa là chỉ có 1 giải nhất hoặc tối đa là 2 giải nhất/môn. “Có lẽ đã đến lúc phải loại bỏ tính mặt trận phong trào trong một cuộc thi đấu mang tính “chọn lọc và tinh” như học sinh giỏi hoc tieng anh quốc gia. Điều này còn loại trừ được tâm lý khoa bảng, chạy theo thành tích, loại trừ cả được tình trạng luyện “gà nòi”, nhà quản lý giáo dục này kiến nghị.

Thiết nghĩ, trước mắt, để đảm bảo quyền lợi cho những em đã miệt mài học tập và đoạt giải quốc gia thì mọi sự thay đổi cần có “độ trễ”, cần được thông báo trước cho các em học sinh tối thiểu 2 năm để học sinh không bị động. Về phía Trường ĐH Y Hà Nội, theo đề xuất của nhiều phụ huynh thì năm 2014, nhà trường đã chọn phương án tuyển thẳng thí sinh đoạt giải nhì, ba mà “qua sàn” 15 điểm, thì năm nay, để tránh đột ngột và đỡ bất công cho các em, có lẽ Hội đồng tuyển sinh nên cân nhắc sử dụng tiếp phương án chọn những em đạt sàn 21 điểm, thay vì phương án cộng điểm.

Có thể bạn quan tâm: