Bà bầu nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Đối với bà bầu thì dinh dưỡng và suc khoe ba bau trong 3 tháng đầu mang thai là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất và nó có thể ảnh huởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể trong giai đoạn này, nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh của bé rất cao.
Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai nhé.

ba bau

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu ?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng sản phụ, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người phụ nữ. Thai phụ có “đặc quyền” được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà người nhà vẫn phải chiều vì “chứng ăn dở” của bà bầu.

Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ, vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”. Có trường hợp mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Đôi khi các bà mẹ cũng biết những gì là tốt, cần cho con nhưng vì ốm nghén hay “nuông chiều” bản thân trong giai đoạn mang thai vất vả nên chỉ ăn những gì mình thích.

Những thực phẩm mẹ không thể bỏ qua trong lúc mang thai 3 tháng đầu:

  • Súp lơ:Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy!
    Ngoài ra, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu.
  • Họ hàng nhà đậu:Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé. Chè đậu là một trong những món đơn giản và dễ làm nhất. Nhưng bạn nhớ đừng cho nhiều đường quá nhé!
  • Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…:Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ cũng đâu muốn mình bị bệnh khi mang thai đúng không?
    Một ly cam ép mỗi ngày có thể giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu 3 tháng đầu.
  • Đậu phộng:Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.
  • Trứng:Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn. Vì vậy, mẹ nên chú ý khi ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng dư thừa chất béo nhé!
  • Cá hồi:Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn. Cá hồi rất tốt cho thai phụ nhưng bạn không nên ăn sống đâu nhé!
  • Thịt bò:Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
  • Sữa chua:Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.

Đây là những thực phẩm bà bầu nên ăn trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời.

Nguồn: chế độ dinh dưỡng cho bà bầu