Cách điều trị bệnh đái tháo đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính do lượng đường trong máu tăng cao vì cơ thể thiếu hoặc đề kháng với insulin dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Tiểu đường là bệnh nguy hiểm, có thể gây bệnh lí về tim mạch, thị giác, tổn thương hệ thần kinh, nhiễm trùng,… Vì thế, điều trị tiểu đường ngay từ đầu sẽ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh. Tuy nhiên, làm thế nào để chữa tiểu đường? Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu 5 cách điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất và phổ biến hiện nay.

Một số dấu hiệu triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Những thay đổi trên da: Những đám sẫm màu ở các nếp gấp da, hay gặp sau gáy, khuỷu tay hoặc khớp đốt ngón tay, thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của nồng độ đường huyết quá cao.

Thị lực thất thường: Nhìn mờ là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nhưng trên thực tế, thị lực có thể thay đổi theo hướng tốt lên hoặc kém đi. Nhiều bệnh nhân cho biết thị lực của họ được cải thiện khi đường huyết tăng, và sau khi bắt đầu điều trị bệnh, thì họ lại phải đeo kính trở lại. Tại sao? Bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi lượng dịch trong cơ thể, bao gồm cả ở trong mắt, dẫn đến thị lực được cải thiện.

Ngứa dai dẳng: Bệnh tiểu đường làm giảm tuần hoàn máu, có thể dẫn tới khô da và ngứa.

Thính lực suy giảm: Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ gợi ý giảm thính lực có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường: Những người có đường huyết cao hơn bình thường song chưa đến mức để chẩn đoán bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương thính giác hơn 30% so với những người có đường huyết bình thường. Các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của tai trong, dẫn tới nghe kém.

Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh đái tháo đường

Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng.

Đái tháo đường (hay Tiểu đường, Đái đường) là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh rất hay gặp (ĐTĐ chiếm tỉ lệ tới 60 – 70% các bệnh về nội tiết nói chung) và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Cũng chính vì lý do này mà người ta lấy tên của triệu chứng điển hình này để đặt tên cho bệnh.

Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc ĐTĐ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình có bệnh. Ngoài ra một số người bị ĐTĐ còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, hoặc do thuốc và hoá chất …

Phương pháp điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Đây là phương pháp được áp dụng đối với những bệnh nhân mới mắc bệnh, các triệu chứng còn nhẹ, chưa gây ra biến chứng cấp tính. Theo đó, điều trị tiểu đường không dùng thuốc như sau:

– Người bệnh có thể thay đổi, điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm giảm lượng đường trong máu nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lí, tuy nhiên, cũng không để sụt cân quá mức. Với người bệnh béo phì, có thể giảm lượng calo xuống dưới 1.200 kcal/ ngày (giảm 20 – 25% nhu cầu năng lượng).

– Cách điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc đó là tăng cường vận động, tập thể lực. Với người bệnh tiểu đường có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,..vừa có thể giúp giảm cân, giảm đề kháng insulin.

– Thiền, Yoga thái cực quyền cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường giai đoạn đầu rất hiệu quả giúp giảm stress oxy hóa trong tiểu đường (nguyên nhân gây đề kháng insulin, rối loạn tế bào β đảo tụy).

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống 1

Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng y học hiện đại

Sử dụng y học hiện đại là cách chữa tiểu đường tốt nhất, phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với những người bị bệnh nặng, mạn tính, tiểu đường type 2. Theo đó, y học hiện đại trị tiểu đường thường dùng 2 loại thuốc sau:

– Insulin: Chỉ định bắt buộc đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, người mới bị tiểu đường, tiểu đường type 2 có lượng đường huyết cao, người có nguy cơ biến chứng cấp tính, người mắc các chứng suy gan, suy thận mức độ nặng.

– Thuốc uống hạ đường huyết: Công dụng của nhóm thuốc này là làm chậm khả năng hấp thu glucose, đồng thời kích thích tiết insulin, giảm khả năng tạo đường và giảm đề kháng insulin.

– Ngoài ra, cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện để đảm bảo công tác chữa bệnh được hiệu quả nhất.

Xem thêm: Hiện nay thì cũng có rất nhiều thuốc chữa bệnh ung thư khá hiệu quả như xeloda 500mg – Thuốc điều trị ung thư vú và trực tràng của Ấn. Đây là sản phẩm được xếp vào nhóm thuốc điều trị ung thư, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, cũng có thuốc Osimert 80mg điều trị ung thư phổi và tụy