48 triệu nghiên cứu khoa học đã được phát hành miễn phí trên internet

48 triệu nghiên cứu khoa học đã được phát hành miễn phí trên internet bởi nhà khoa học nữ Alexandra Elbakyan. Đây đa số là các nghiên cứu đã được bình duyệt và bà đã lập hẳn một trang web để chia sẻ các nghiên cứu này dễ dàng hơn tới những ai cần nó. Mặc dù có ý kiến cho rằng đây là việc làm vi phạm pháp luật, người khác lại cho rằng khoa học không thuộc sở hữu của ai,… nhưng hiện tại, nhiều người gọi bà là một Robin Hood của giới học thuật.

>>> Xem thêm mua hosting tại đây!

Từ năm 2011, Elbakyan đã thành lập trang chia sẻ báo cáo khoa học Sci-Hub và người ta thường gọi đùa đây chính là Pirates Bay của giới học thuật. Elbakyan là một nhà thần kinh học người Nga. Xuất phát từ việc không thể truy cập tới các tài liệu để phục vụ nghiên cứu của cá nhân, bà đã thành lập trang web này để mọi người có hoàn cảnh như bà có thể dễ dàng tìm được tài liệu cần thiết. Cho tới hồi cuối năm ngoái, tòa án New York đã ra yêu cầu gỡ bỏ trang web này và Elbakyan quyết định phản đối với lập luận rằng khoa học không thuộc về bất cứ ai.

3607535_cv_nghien_cuu_Tinhte

Elbakyan cho biết: “Việc trả 32 đô la cho một nghiên cứu mà bạn cần chỉ để đọc lướt qua hàng chục hoặc hàng trăm trang báo cáo để phục vụ nghiên cứu là vô lý. Tôi lấy được những nghiên cứu đó bằng cách đánh cắp. Tất cả mọi người cần có quyền truy cập tới những kiến thức bất kể khả năng tài chính hoặc nguồn gốc của họ và đây là điều hoàn toàn hợp pháp.”

Việc làm này nghe có vẻ giống như Robin Hood thời hiện đại, “cướp của người giàu, chia cho người nghèo” nhưng thật ra, hiện nay không chỉ những người nghèo không thể tiếp cận được với các báo cáo khoa học, các tạp chí lớn bắt đóng phí hàng tháng,… mà cả những đại học lớn như Harvard hoặc Cornell cũng từng thừa nhận rằng họ không đủ sức để đáp ứng các khoảng phí này. Thậm chí, hơn 15.000 nhà khoa học còn cùng nhau ký tên vào một tuyên bố chung nhằm kêu gọi tẩy chay việc thu phí quá cao để truy cập các nghiên cứu.

>>> Xem thêm thuê vps tại đây!

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Các tạp chí lớn cũng cần phải có kinh phí để khích lệ những nhà nghiên cứu có tên tuổi tham gia bình duyệt các nghiên cứu và trước khi được công bố trên internet, đây là một công việc quan trọng trong quá trình phổ biến kiến thức. Dù vậy, những năm gần đây, người ta bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng điều này có còn giúp ích cho sự tiến bộ của khoa học hay không. Trên thực tế, có không ít trường hợp phía nhà xuất bản nghiên cứu đòi số tiền lớn từ các nhà khoa học để công bố nghiên cứu của họ.

Trong một văn bản gởi tòa án New York, Elbakyan lập luận rằng: “Họ cảm thấy chịu áp lực khi làm điều này. Nếu một nhà nghiên cứu muốn được công nhận, làm nên sự nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy phải được công bố nghiên cứu bởi một tạp chí nào đó.” Và do đó, Sci-Hub ra đời. Hoạt động của nó là khi bạn tìm một nghiên cứu nào đó, hệ thống sẽ ngay lập tức cố gắng tải nó về từ cơ sở dữ liệu của trang liên kết là LibGen. Nếu không có thì Sci-Hub sẽ qua mặt khâu thanh toán của tờ tạp chí đó bằng nhiều access keys được cung cấp bởi các học viện khoa học giấu tên (cám ơn mấy anh điệp viên khoa học)

Nói cách khác, với Sci-Hub thì gần như bất cứ báo cáo khoa học nào, bao gồm của các trang lớn JSTOR, Springer, Sage và Elsevier,… đều được cung cấp miễn phí tới người đọc. Đồng thời, nếu LibGen chưa có thì họ cũng sẽ lưu lại một bản để người đến sau có thể tải về dễ hơn. Tất nhiên, đối với người dùng cá nhân ít tiền thì đây được xem như chén thánh giúp họ truy cập tới kiến thức mà không mất tiền. Ngược lại phía nhà xuất bản thì tất nhiên sẽ không đồng ý việc cái họ bán bị đánh cắp như vậy.

Năm ngoái, tòa án New York đã yêu cầu tịch thu tên miền của Sci-Hub và Elbakyan phải đối mặt với số tiền bồi thường ít nhất là 750 tới 150.000 đô la cho mỗi nghiên cứu bị đánh cắp. Tổng cộng thì số tiền có thể lên tới hàng triệu đô la. Phía Elbakyan cũng không phải là chịu thua. Bà quyết định đâm đơn kháng cáo và kiện ngược lại nhà xuất bản Elsevier bởi mô hình kinh doanh của họ là vi phạm pháp luật. Bà cho rằng tri thức không thuộc sở hữu của bất kỳ ai và phải được cung cấp tới tất cả mọi người cần nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề còn tiếp tục gây tranh cãi và kết quả của vụ kiện này dù ai thắng ai thua sẽ tạo thành một tiền lệ trong tương lai.